Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 5/4/2025 20:1 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Đưa mật ong Cát Bà vào danh mục đặc sản của Hải Phòng

Chủ Nhật 08/08/2021 , 16:19 (GMT+7)

Huyện Cát Hải đề xuất đưa mật ong Cát Bà vào dự án quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc trung trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2021-2030.

Nuôi ong ở xã Xuân Đám, huyện Cát Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Nuôi ong ở xã Xuân Đám, huyện Cát Hải. Ảnh: Đinh Mười.

UBND huyện Cát Hải vừa đề nghị Sở KH&CN tổng hợp, đề xuất UBND TP Hải Phòng đưa “Mật ong Cát Bà” vào dự án “Quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu với các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm đặc sản, làng nghề đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận giai đoạn 2021-2030”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cát Hải, đảo Cát Bà có môi trường tự nhiên thuận lợi với hệ thực vật phong phú, đa dạng, môi trường không khí trong lành, nhiều loài hoa quý… nên mật ong ở đây có đặc trưng riêng và giá trị cao.

Toàn huyện hiện tại đang có 195 hộ nuôi khoảng 2.300 đàn ong nằm rải rác ở 7 xã, thị trấn trên địa bàn đảo Cát Bà với sản lượng trung bình mỗi năm đạt trên dưới 10 nghìn lít.

Hầu như các hộ dân ở những xã này đều nuôi ong, hộ nuôi ít cũng từ 3 - 5 đàn, hộ nuôi nhiều có khoảng 200 đàn, với giá trên thị trường khoảng 350.000 đồng, mỗi năm người dân ở Cát Bà thu về khoảng 4,4 tỷ đồng.

Với sản phẩm “Mật ong Cát Bà”, năm 2020 đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cát Bà Xanh”.

Việc nuôi ong không chỉ giúp người dân có kế sinh nhai mà còn hỗ trợ tích cực vào công tác an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dù có giá trị kinh tế như vậy, tuy nhiên những năm qua việc phát triển đàn ong ở Cát Bà gặp không ít khó khăn và đầu ra không thật sự ổn định.

Do đó, được đưa vào danh sách dự án, sẽ giúp tăng thêm tăng giá trị đối với sản,mật ong Cát Bà của huyện Cát Hải và phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện đảo.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Hào hứng ngày hội thu hoạch lúa tại An Giang

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất, gắn kết doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững chuỗi liên kết lúa gạo.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 2] Đẩy mạnh công nghệ, chuyển đổi số

Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất