| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Hòa Phát:

Dùng an toàn sinh học khẳng định vị thế trong ngành chăn nuôi

Thứ Tư 11/11/2020 , 20:50 (GMT+7)

'An toàn sinh học trong chăn nuôi có thể có hoặc không, chỉ cần một lỗ hổng nhỏ thì mọi thành quả đều mất hết', Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát.

Một trong những yếu tố quan trọng trong chăn nuôi được các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt chú trọng là chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Tùng Đinh.

Một trong những yếu tố quan trọng trong chăn nuôi được các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt chú trọng là chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Tùng Đinh.

Là một doanh nghiệp rất thành công và chiếm thị phần số 1 về thép tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát đã lấn sân sang lĩnh vực chăn nuôi và có được những thành công nhất định.

Với sự đầu tư bài bản nghiêm túc theo quy mô lớn Tập đoàn Hòa Phát bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi với sự thừa hưởng truyền thống quản trị, sản xuất công nghiệp quy mô lớn suốt 30 năm qua cộng với tiềm lực tài chính lớn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát), trong quá trình sản xuất, Tập đoàn Hòa Phát luôn tối ưu mọi chi phí, từ chi phí giống gốc, đầu tư, vận hành.

“Đó là một trong những yếu tố giúp Hòa Phát có những thành công nhất định khi bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi và cũng là tiền đề để Tập đoàn phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp”, bà Vân chia sẻ.

Một trong những yếu tố quan trọng trong chăn nuôi được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tập đoàn Hòa Phát nói riêng đặc biệt chú trọng là chăn nuôi an toàn sinh học. Từ khi bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi, Tập đoàn Hòa Phát đã có một quan điểm đầu tư khác biệt.

Thứ nhất là lựa chọn một mô hình an toàn sinh học chất lượng cao và khắt khe. Cụ thể, từ việc chọn vị trí đặt trại, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cao và xây dựng hàng rào an toàn sinh học.

Yếu tố thứ hai là quản lý vận hành sản xuất hàng ngày phải luôn được duy trì một cách nghiêm túc, tuân thủ tuyệt đối quy định, quy trình đã đề ra.

Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát cho hay: “An toàn sinh học trong chăn nuôi chỉ có thể có hoặc không, chỉ cần một lỗ hổng nhỏ thì mọi thành quả đều mất hết. Đối với chăn nuôi hiện đại, áp dụng quy trình all-in, all-out tức là tất cả con vật đến các khu vực đều cùng vào cùng ra để mình vệ sinh sát trùng và cắt đứt được nguồn lây bệnh nếu có.”

Yếu tố thứ ba là xác định an toàn phòng dịch. Tập đoàn Hòa Phát đã xác định ngay từ những ngày đầu bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi nếu đảm bảo được an toàn dịch bệnh thì mới đẩy mạnh phát triển chứ không chỉ đến khi Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra mới nâng cao nhận thức về vấn đề đó.

“Ý thức phòng dịch luôn thường trực trong tất cả cán bộ công nhân viên của chăn nuôi Hòa Phát”, bà Nguyễn Thị Thanh Vân khẳng định.

Về những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn đất đai đã quy hoạch chăn nuôi của các tỉnh thành để tăng đàn, tái đàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát cho rằng yếu tố đất đai là sự khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư trang trại và mở rộng quy mô.

Cụ thể là việc chọn vị trí đất phù hợp với tiêu chí đặt trại khắt khe của Hòa Phát cũng như đặc thù của ngành chăn nuôi. Theo bà Vân, chọn được vị trí xây dựng trang trại, phát triển ổn định, bền vững đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh và ít ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân là khó khăn lớn nhất.

“Đặc biệt đặc thù của ngành chăn nuôi, nhất là đối với khu vực phía Bắc thì quỹ đất dành cho phát triển chăn nuôi thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên việc tìm được quỹ đất đủ lớn, đủ tiêu chí càng trở nên khó khăn hơn”, bà Vân nói.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.