| Hotline: 0983.970.780

Dựng nhà, trồng lúa giữa rừng phòng hộ

Thứ Tư 07/07/2010 , 07:00 (GMT+7)

Ở rừng Con Voi, hình như không có ranh giới giữa rừng Nhà nước và vườn nhà dân. Người dân tự tiện "nhảy dù" vào rừng từ nhiều năm nay sinh hoạt, tăng gia SX không bị ai ngăn cản. Như vậy rừng không mất mới lạ.

Ở rừng Con Voi, hình như không có ranh giới giữa rừng Nhà nước và vườn nhà dân. Người dân tự tiện "nhảy dù" vào rừng từ nhiều năm nay sinh hoạt, tăng gia SX không bị ai ngăn cản. Như vậy rừng không mất mới lạ.

Mấy tháng nay, những tiếng nổ đì đọp, tí tách do rừng bị cháy vang xa cả hàng bao cây số. Thời gian gần đây, cư dân ở nơi khác tràn qua đây đốt nương làm rẫy khiến bát cơm của người dân bị vơi đi. Chỉ tay về phía cánh rừng giữa lòng dãy núi Con Voi đã bị cháy nham nhở, anh Hoàng Văn T ở bản Chiềng 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên, Yên Bái) chua xót nói: “Ây già! Họ mới đốt cách đây ít ngày mà. Toàn dân tộc Mông ở làng Thíp sang đốt thôi. Có những hôm cả dãy núi Con Voi đỏ rực như một quả cầu lửa. Họ dẫn con đàn cháu đống làm nương cả ngày trên đó. Nếu cứ tình hình này chẳng mấy chốc họ đốt nương tới sát cạnh nhà tôi ấy chứ”. 

Nhừng nàng Tô thị chết đứng giữa trời

Cũng trong cuộc hành trình xuyên rừng trong lòng dãy núi Con Voi, chúng tôi bắt gặp ngay phía bên này dãy núi thuộc xã Long Khánh, huyện Bảo Yên người ta còn dựng nhà sàn giữa rừng cấm để nuôi gia súc, gia cầm. Người dân cho biết, chủ căn nhà đó là ông Hoàng Văn Khích ở bản Vuộc, xã Lương Sơn lên định cư trên đó đã ngót 5 năm, vậy mà chính quyền địa phương vẫn nhắm mắt làm ngơ. Xung quanh nhà ông Khích cây cối bị phát sạch bách, thay vào đó là một vùng cỏ dại rộng lớn làm bãi chăn thả gia súc. Nguy hiểm hơn, tất cả nguồn chất thải trong chăn nuôi gia đình ông Khích đều tuồn xuống suối, đây là nguồn nước sinh hoạt duy nhất của người dân xã Long Khánh.

Càng đi về phía huyện Văn Yên thì tình trạng đốt rừng làm nương làm rẫy xảy ra càng nhiều hơn. Trên đỉnh của dãy núi Con Voi, những cánh rừng rộng hàng chục ha đã bị thổi bay. Dưới những lớp than tro đen nhẻm, bên cạnh những cây cổ thụ to vật vã nay chỉ còn trơ lại gốc, những hạt ngô, hạt lúa đã bắt đầu nẩy mầm. Lán trại được bà con dựng khắp bốn chung quanh để làm nương dài ngày. Ngay giữa núi Con Voi, bên cạnh những xác cây đang bị phanh thây nằm ngổn ngang, một mảng rừng rộng khoảng 1.000 mét vuông vừa bị thui vẫn còn bốc khói khét lẹt. Len lỏi giữa một mảng đen đúa của rừng bị đốt hiện lên cả chục gốc cây bị đốn ngang thân, có cây đường kính lên tới cả mét. Chắc chỉ trong một vài ngày nữa, nơi này sẽ lại biến thành một rừng ngô. 

Một khu ruộng vừa được người dân khai phá từ rừng phòng hộ

Thực ra đồng bào dân tộc thiểu số đốt rừng làm nương trên núi Con Voi từ lâu rồi. Bằng chứng là có hàng chục cánh rừng toàn là chuối và xác những cây cổ thụ bị cháy chưa hết. Có một sự thật đau lòng là những chỗ nào người dân đã đốt nương rẫy thì rừng không bao giờ hồi sinh được nữa, bởi một khi đất đã bị rút hết màu mỡ thì không loài cây nào khác ngoài chuối có thể tồn tại. Ngồi nhai những quả chuối rừng chát lè toàn hột, tôi tự đặt câu hỏi, không biết bao giờ những vườn chuối này sẽ trở lại là những cánh rừng già như xưa? Nhưng điều đó chắc sẽ không bao giờ bởi ngay phía dưới các rừng chuối, đồng bào người Dao ở làng Khay, xã Lâm Giang đã ở sát rừng lắm rồi.

Người dân thì ở sát rừng phòng hộ, còn ruộng nương của người dân thì hoàn toàn nằm trong rừng phòng hộ. Để có được những ruộng lúa nước như hiện nay, đồng bào người Dao ở vùng sâu vùng xa này còn biết thuê cả máy đào vào múc đất cho nhanh. Không biết cái máy đào to bằng coi voi Ma Mút ấy lừ lừ bò theo con đường độc đạo vào làng Khay, chính quyền nơi đây có nhìn thấy không? 

Hầu hết ruộng của người dân đều ở trong rừng phòng hộ

Mặc dù phá rừng không thương tiếc để làm ruộng lúa nước và trồng ngô, nhưng hình như bà con nơi đây chỉ làm cho vui thì phải. Do không được chăm sóc đến nơi đến chốn nên cây ngô như cây đũa, bắp chỉ to bằng ngón chân cái. Cây lúa nước được coi là cuộc cách mạng KHKT với đồng bào Dao cũng không đem lại kết quả, đã đến lúc gặt mà bông lúa vẫn hướng lên trời xanh. Có một cái dở là đồng bào dân tộc làm ruộng theo cảm tính mà không theo mùa vụ gì cả, cứ thích là trồng, vỡ được miếng đất nào là trồng, được thì ăn không thì thôi. 

Một cánh rừng nguyên sinh vừa bị thiêu trụi

Không biết những cánh rừng ngô, rừng sắn của bà con nơi đây có thực hiện được chức năng điều hoà khí hậu và nguồn nước lũ như rừng phòng hộ hay không, nhưng có một sự thật hiện hữu là cây ngũ cốc đang chiếm ưu thế trước cây trên rừng nguyên sinh.

Ông Vũ Mạnh Hải – Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Lâm Giang cho biết, xã đã tiến hành giải toả tất các hộ dân trong vùng rừng phòng hộ ra vùng tái định cư mới. Những nhà cửa hiện còn trong rừng phòng hộ chỉ là lán trại của dân dựng lên để làm nương. “Sau khi tiến hành họp xã vẫn quyết định cho họ làm ruộng tại những mảnh đất ở chân rừng phòng hộ để họ có cái ăn, không đi phá rừng làm nương nữa”- ông Hải phân bua. Nói là lán trại cũng không đúng mà bảo là nhà của họ cũng chẳng sai bởi họ vẫn sinh sống, làm ăn hàng ngày tại đây.

Trên lý thuyết là như vậy nhưng thực tế thì lại đi theo hướng khác. Có mới nới cũ, sau khi có được một, hai mảnh ruộng bà con lại cơi nới thêm những mảnh ruộng khác, mà nguồn đất không đâu khác ngoài xâm lấn rừng phòng hộ. Vậy là rừng đầu nguồn vẫn bị phá và nương rẫy vẫn hàng ngày được mở rộng. Không biết chính quyền nơi đây nghĩ gì khi tiến hành giải toả mà vẫn để người dân sinh sống làm ăn trong rừng. Làm gì có con mèo nào lại chê miếng mỡ treo ngay trước miệng nó. Ruộng nương năng suất thấp, làm không đủ ăn thì lấy đâu ra tiền mà mua thịt uống rượu. Vậy, điều đầu tiên đồng bào tìm đến để giải quyết cơn túng quẫn sẽ là gì khi ngay sát họ là gỗ rừng? Tôi không cần nói thì lãnh đạo xã Lâm Giang cũng đã biết được câu trả lời.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm