| Hotline: 0983.970.780

Dùng tiền cứu trợ để khắc phục hậu quả lũ lụt là hợp lý

Thứ Ba 26/04/2011 , 11:43 (GMT+7)

NNVN tại Hà Tĩnh nhận được đơn của một công dân ở xã Thạch Lâm, Thạch Hà (Hà Tĩnh) phản ảnh rằng: “Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2010, Công ty CP Đầu tư và xây dựng Sao Mai An Giang đã về trao cho xã Thạch Lâm 10 tấn gạo và 50 triệu đồng nhưng xã chỉ phát gạo cho dân còn số tiền đó xã đế khắc phục cầu cống, kênh mương, nhà trường… là sai nguyên tắc”.

Sau khi nhận đơn, NNVN đã trực tiếp tìm hiểu một số người dân trong xã cũng như làm việc với lãnh đạo xã Thạch Lâm và nhà cứu trợ.  Qua tìm hiểu, những người dân chúng tôi gặp, tất cả họ đều bày tỏ lòng cảm ơn đối với các tổ chức, cá nhân đã đến với nhân dân Thạch Lâm bằng cả tấm lòng trong những ngày khốn khó. Bởi trận lũ kếp lịch sử đã gây thiệt hại qúa lớn cho cả Hà Tĩnh, (70% số xã bị ngập), thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, trong khi Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, nguồn cứu trợ của Chính phủ chưa về kịp nên một số xã phải dùng một phần nguồn cứu trợ để sửa sang những công trình phúc lợi bị hư hỏng như đường sá, cầu cống,  trường học, trạm y tế… để nhân dân đi lại, con em, học tập là điều hợp lý, không có gì phải bàn tính, bởi không có tiền cứu trợ dân cũng phải đóng góp, lúc hoạn nạn này lấy đâu ra để mà đóng góp để có đường sá đi lại.

Một công dân tên H. ở xã Thạch Lâm nói: “Do bị ngập sâu và ngập lâu trong lũ nên nhiều tuyến đường ở các thôn xóm ở Thạch Lâm đã bị xói lở, tạo thành ổ trâu, ổ voi; thậm chí nhiều đoạn đường bị đứt nên việc đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn. May mà có nguồn tiền cứu trợ của các nhà hảo tâm hỗ trợ chúng tôi, không những có cái ăn mà có tiền tu sửa lại đường sá, cầu cống, nếu không thì chưa biết khi nào các công trình này mới được khắc phục. Tôi cho rằng, việc dùng một phần kinh phí cứu trợ để khắc phục những công trình cấp bách này là hoàn toàn hợp lý và sáng suốt; cán bộ có tư túi đâu mà lo. Còn chuyện đơn từ thì các anh lạ gì nữa, sắp bầu cử mà!”.

Qua kiểm tra thực tế tại xã Thạch Lâm cho thấy, số tiền cứu trợ của công ty Sao Mai An Giang, xã nhập vào quỹ và đã chi sửa chữa, khắc phục 10 công trình phúc lợi bị hư hại do lũ gây ra, cụ thể: Chi cho xóm Tiền Ngọa 3,3 triệu để tu sửa kênh mương, xóm Phái Thượng 3,5 triệu, xóm La Xá 3 triệu, xóm Kỳ Trung 6 triệu, xóm Kỳ Nam 3 triệu đồng để tu sửa cống thủy lợi; chi cho xóm Phái Nam 5,9 triệu, xóm Sơn Trình 3,6 triệu, xóm Phái Đông 3,5 triệu, xóm Kỳ Bắc 6 triệu đồng tu sửa đường giao thông bằng biện pháp đổ cấp phối biên hòa; chi cho trường Mầm non 5 triệu để xây lại tường rào… Tất cả công trình trên đã hoàn thành và đưa và sử dụng. Số tiền còn lại là 7 triệu 125 nghìn đồng, xã đã họp, thống nhất cho kế hoạch sửa chữa 5 công trình khác trên địa bàn.

Ông Bùi Đức Tịnh – Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm nói: “Đợt lũ vừa qua có 31 đoàn đến cứu trợ về giúp Thạch Lâm với 1.919 suất quà, bao gồm 37,710 tấn gạo, 559 triệu đồng tiền mặt. Tất cả quà và gạo được cấp phát tức thì đến tận tay các hộ dân. Riêng tiền, do các công trình phúc lợi, đặc biệt là đường giao thông, kênh mương hư hỏng nặng nề quá, trong khi ngân sách xã vô cùng thiếu thốn nên chúng tôi đã tổ chức họp, lấy ý kiến và đi đến thống nhất dùng số tiền 50 triệu đồng của Công ty Sao Mai An Giang cứu trợ và một số nguồn tài trợ khác để đầu tư khắc phục các công trình phúc lợi, kịp thời cho nhân đi lại, sửa chữa tường rào trường học cho con em học tập an toàn… Nếu không có nguồn cứu trợ thì việc khắc phục đó phải chờ nguồn của cấp trên hoặc nhân dân phải tự đóng góp, trong khi dân đang khốn khổ vì hậu quả lũ lụt thì lấy đâu ra mà đóng góp.

Tìm hiểu về quan điểm của nhà tài trợ, NNVN đã có cuộc trao đổi với ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và xây dựng Sao Mai An Giang. Ông Thủy, đại diện lãnh đạo Công ty cho rằng: “Qua Báo NNVN giới thiệu, đoàn cứu trợ của Công ty đã đến cứu trợ cho đồng bào ở xã Thạch Lâm là đúng địa chỉ, còn việc xã sử dụng số tiền 50 triệu đồng của chúng tôi để khắc phục sửa chữa đường sá, cầu cống, kênh mương, trường học cho đồng bào đi lại, sản xuất, cho học sinh ổn định học tập sau lũ là việc làm đúng, không có gì phải bận tâm…”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm