| Hotline: 0983.970.780

Được mùa lúa xuân, khẩn trương vụ hè thu

Thứ Năm 04/06/2020 , 08:37 (GMT+7)

Dưới cái nắng nóng bỏng rát cũng không cưỡng nổi người dân Nghệ An ra đồng thu hoạch nhanh gọn lúa xuân.

Niềm vui được mùa lúa vụ xuân 2020. Ảnh: Báo Nghệ An.

Niềm vui được mùa lúa vụ xuân 2020. Ảnh: Báo Nghệ An.

Được mùa, được giá

Vụ xuân được mùa lớn đang vào kỳ chín rộ để giải phóng nhanh đất kịp thời gieo cấy vụ hè thu càng sớm càng tốt.

Thông thường mỗi vụ lúa xuân toàn tỉnh Nghệ An gieo cấy được 90.000 ha lúa. Nhưng vụ xuân năm nay đã gieo cấy lên đến 92.252 ha, nhiều hơn kế hoạch đề ra và nhiều hơn cả những vụ lúa xuân bình thường trên 2.000 ha.

Ngay từ đầu vụ lúa xuân năm nay, hầu như ai cũng nghĩ sẽ là một vụ lúa không có năng suất cao. Vì phần lớn bà con nông dân ở khắp các vùng trong tỉnh đã xuống đồng gieo cấy lúa sớm hơn lịch thời vụ quy định từ 10 - 20 ngày để dành thời gian vui xuân đón tết thoải mái.

Đã gieo cấy sớm, lại gặp năm trời ấm, ít có rét đậm, rét hại nên lúa phần lớn trổ vào đầu tháng 4 kéo đến 15/4, đúng vào tiết thanh minh.

Nhưng, rất may, tiết thanh minh năm nay ít có không khí lạnh tràn về, rét nhẹ vào ban đêm và buổi sáng sớm, ban ngày trời ấm, có nắng nhẹ nên không gây ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Điều bất ngờ ở vụ lúa năm nay là lúa trổ đúng vào tiết thanh minh mà được mùa lớn xưa nay hiếm.

Năng suất lúa vụ xuân 2020 toàn tỉnh đạt bình quân 67,03 tạ ha, cao hơn vụ xuân 2019 là 0,86 tạ/ha, trong đó có những huyện đạt dược năng suất rất cao như: Yên Thành gieo cấy 12.700 ha, năng suất bình quân 72,33 tạ/ha, Quỳnh Lưu gieo cấy 7.500 ha, năng suất bình quân 73,50 tạ/ha, Diễn Châu gieo cấy 9.400 ha, năng suất bình quân 72 tạ/ha.

Không riêng gì ở các huyện vùng đồng bằng ven biển đạt được năng suất lúa cao, các huyện miền núi như: Anh Sơn gieo cấy 3.200 ha, năng suất bình quân 64 tạ/ha, Tân Kỳ gieo cấy 4.600 ha năng suất bình quân 68 tạ/ha.

Trong các giống lúa được gieo cấy nhiều và đạt được năng suất cao là giống lúa lai Thái Xuyên 111, đạt từ 76 - 77 tạ/ha; giống lúa thuần VT - NA6, đạt bình quân 73 - 75 tạ/ha, giống lúa thuần Thiên ưu 8, năng suất đạt bình quân 70 - 72 tạ/ha.

Thông thường những năm được mùa thì mất giá và ngược lại. Nhưng vụ lúa xuân năm nay điều mà người nông dân phấn khởi nhất đó là được cả mùa, được cả giá.

Vụ lúa xuân 2019 cũng là một vụ khá được mùa, năng suất bình quân 66,17 tạ/ha. Nhưng giá bán chỉ ở mức 6.300 - 6.500 đồng/kg. Vụ lúa xuân năm nay thu hoạch chưa xong mà đã có rất nhiều xe ô tô tải của các thương lái nhiều nơi cả trong và ngoài tỉnh đổ về mua lúa với giá cao hơn giá lúa vụ xuân năm ngoái bình quân từ 1.000 - 1.200 đ/kg lúa.

Tính ra bình quân 1 sào lúa, với năng suất bình quân từ 330 - 340 kg lúa khô khén được bán với giá 7.500 - 7.600 đ/kg như hiện nay sẽ cho thu nhập trên dưới 2,5 triệu đồng/sào (1 ha trên dưới 50 triệu đồng), trừ hết các chi phí, người nông dân vẫn còn lãi bình quân trên 1 sào (500 m2) từ 1,3 - 1,4 triệu đồng (1 ha lãi từ 26 - 28 triệu đồng).

Gieo cấy nhanh lúa hè thu

Mục tiêu của vụ hè thu năm nay toàn tỉnh cố gắng phấn đấu gieo cấy 59.000 ha, năng suất 46,5 tạ/ha, sản lượng 274.350 tấn.

Để đạt được mục tiêu đó, kinh nghiệm của nhiều vụ sản xuất hè thu cho thấy: ngoài các biện pháp như gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, đảm bảo đủ nước, bón phân đầy đủ và kịp thời phòng chống sâu bệnh tốt… thì biện pháp số 1 quyết định thành bại là thời vụ.

Thời vụ gieo cấy lúa hè thu ở Nghệ An không quy định điểm xuất phát ngày khởi đầu gieo cấy, mà chỉ khuyến cáo bà con nông dân nên gieo cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng không quá 105 ngày và phải được gieo cấy xong tốt nhất trước ngày 10/6 để thu hoạch xong vụ lúa này trước ngày 2/9 là an toàn nhất.

Nếu phải thu hoạch chậm cũng không sau ngày 10/9 trở đi rất dễ gặp mưa to, lụt lớn, gió bão nhiều, vào sau thời điểm này ở Nghệ An rất khó tránh khỏi tổn thất mùa màng là chuyện thường tình.

Thuận lợi nhất khi tiến hành sản xuất vụ lúa hè thu năm nay ở Nghệ An là nhờ vụ lúa xuân được thu hoạch sớm hơn năm bình thường từ 10 - 15 ngày, lại là vụ lúa xuân được mùa, được giá nên bà con nông dân càng phấn khởi hơn, càng chăm lo gieo cấy sớm vụ lúa hè thu.

Chưa bao giờ có một vụ lúa hè thu được triển khai mang tính "chiến dịch" như vụ này, ngoài đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa xuân, toàn tỉnh đã có hơn 15.000 chiếc máy cày bừa, làm đất các loại suốt cả ngày lẫn đêm để phấn đấu gieo cấy càng sớm càng tốt.

Ban ngày do trời nắng nóng, bà con nông dân phải ra đồng cấy lúa từ 4, 5 giờ chiều và kéo dài đến 8, 9 giờ đêm mới về. Mỗi một người đi cấy đều mang trên trán của mình một chiếc đèn ắc quy cực nhỏ để có đủ ánh sáng khi cấy.

Hy vọng vụ lúa hè thu sẽ cho thu hoạch trọn vẹn và sẽ là một vụ tiếp tục được mùa như mong ước của người nông dân xứ Nghệ.                                                 

    Tags:
Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm