| Hotline: 0983.970.780

Gần 400 tỷ đồng mở rộng nhà máy thức ăn chăn nuôi Japfa

Thứ Hai 10/06/2024 , 16:03 (GMT+7)

Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) vừa đưa vào vận hành dự án đầu tư mở rộng nhà máy tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà máy mới của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà máy mới của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đây là kế hoạch nằm trong chiến lược phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại của Japfa Việt Nam.

Khởi công xây dựng từ năm 2022, đến nay dự án đã hoàn thiện các hạng mục gồm kho hàng rời, tháp máy, silo, băng tải hàng, hệ thống cân xe tải...

Khi đi vào hoạt động, tổng công suất của toàn bộ nhà máy ước đạt 444.000 tấn/năm, đảm bảo cung ứng các dòng sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn châu Âu.

Ông Clemens Tan, Tổng Giám đốc Japfa Việt Nam cho biết: “Dự án đáp ứng nhu cầu thị trường Bắc bộ và Bắc Trung bộ, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Cùng với Nhà máy Hòa Bình và Thái Bình, Công ty hướng đến mục tiêu sản xuất một triệu tấn thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc”.

Tổng công suất của toàn bộ nhà máy ước đạt 444.000 tấn/năm.

Tổng công suất của toàn bộ nhà máy ước đạt 444.000 tấn/năm.

Là một trong những dự án trọng điểm, Japfa Việt Nam đầu tư dây chuyền tiên tiến và công nghệ hiện đại như: Hệ thống sấy tự động, máy ép đùn, máy ép viên, cánh tay robot... Đặc biệt, nhà máy ứng dụng thiết bị Expander nâng cao hiệu suất vận hành đến 20%.

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nấu chín hoàn toàn tinh bột ở nhiệt độ cao, kết hợp với độ ẩm chuyển hóa protein giúp sản phẩm được tiêu hóa tốt và hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cam kết giảm lượng khí thải carbon tại nhà máy bằng nhiều giải pháp bảo vệ môi trường.

Nhà máy mới của Japfa Việt Nam sở hữu những công nghệ tiên tiến nhằm tăng công suất song song với hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở mức cao và đồng đều nhất.

Nhà máy mới của Japfa Việt Nam sở hữu những công nghệ tiên tiến nhằm tăng công suất song song với hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở mức cao và đồng đều nhất.

“Dự án sở hữu những công nghệ tiên tiến nhằm tăng công suất song song với hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở mức cao và đồng đều nhất. Với những đầu tư này, Công ty tiếp tục tạo ra hệ thống kinh doanh bền vững và đồng hành phát triển cùng nông nghiệp Việt Nam”, ông Clemens chia sẻ.

Tập đoàn Japfa tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 1996. Đến nay, Công ty sở hữu 8 nhà máy với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành.

Tập đoàn Japfa tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 1996. Đến nay, Công ty sở hữu 8 nhà máy với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành.

Tập đoàn Japfa tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 1996. Đến nay, Công ty sở hữu 8 nhà máy với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành. Công ty cung ứng gần 300 sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, đảm bảo năng suất cao từ nguồn nguyên liệu chất lượng, công nghệ sản xuất và hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt.

Japfa Vĩnh Phúc là nhà máy đầu tiên của Công ty, đóng vai trò củng cố mở rộng thị trường, qua đó khẳng định vị thế là nhà cung cấp giải pháp dinh dưỡng có nguồn gốc từ đạm động vật hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm
Triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh các cơ sở chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Xuống đồng chăm sóc lúa hè thu giữa nắng nóng gay gắt

HÀ TĨNH Những ngày này tại Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, tuy nhiên nông dân vẫn tích cực xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa hè thu...

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm