| Hotline: 0983.970.780

Gặp lại người chịu 2.000 ngày oan trái

Thứ Ba 26/01/2010 , 13:44 (GMT+7)

Với rất nhiều người ở Nghệ Tĩnh nói đến chuyện “2.000 ngày oan trái” của Nguyễn Sỹ Lý vẫn thấy “bực”, bởi một vụ án giết người được tuyên nhưng lại tuyên sai; ngay chính người ngồi ghế thẩm phán vẫn còn mang trong mình nỗi day dứt.

Với rất nhiều người ở Nghệ Tĩnh nói đến chuyện “2.000 ngày oan trái” của Nguyễn Sỹ Lý vẫn thấy “bực”, bởi một vụ án giết người được tuyên nhưng lại tuyên sai; ngay chính người ngồi ghế thẩm phán vẫn còn mang trong mình nỗi day dứt.   

Vào một buổi chiều cuối năm Kỷ Sửu, tôi đến TAND tỉnh Hà Tĩnh tìm gặp ông Nguyễn Trí Tuệ, Chánh án Toà án nhân dân Hà Tĩnh, người mà trước đây ngồi ghế thẩm phán xét xử vụ án “2.000 ngày oan trái” của Nguyễn Sỹ Lý, con ông Nguyễn Sỹ Huỳnh ở xã Tam Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An); vụ án giết người xảy ra vào đêm 28 Tết năm 1983. Bên chén trà nóng, tôi nhìn nơi phòng làm việc của ông có mấy câu: “Tâm còn chưa thiện - phong thuỷ vô ích/ Bất hiếu cha mẹ - thờ cúng vô ích/ Việc làm bất chính - đọc sách vô ích/ Làm trái lòng người - thông minh vô ích”. 

Anh Lý đang trao đổi với PV NNVN

Chúng tôi ngồi với nhau trong phòng làm việc, ngoài trời gió mùa đông bắc liên tiếp thổi những luồng lạnh buốt xương tủy. Những câu hỏi của tôi, ông Tuệ bâng quơ nhìn xa xăm với một nỗi niềm chất chứa bao năm nay…

Chuyện đau lòng xảy ra vào đêm 28 Tết năm 1983. Tối đó, ông Nguyễn Sỹ Huỳnh vừa nấu xong nồi bánh chưng, vớt ra giữa nhà. Con cái quây quần bên bếp lửa hồng thì ông Huỳnh vội vàng mang nồi nấu bánh sang trả nhà láng giềng để về đoàn tụ, chung vui đón giao thừa cùng con cái. Một tay xách nồi, một tay dọi đèn pin, ánh sáng đèn pin vô tình lướt qua mặt 2 anh em Bùi Văn Vinh và Bùi Văn Lai, người xã Nghĩa Xuân, cùng huyện, khi hai anh em Lai đi chơi về. Ông Huỳnh chưa kịp xin lỗi thì Lai vừa chửi tục vừa sấn tới đá bay chiếc đèn pin trên tay ông Huỳnh.

Ông Huỳnh kêu lên: “Các con! Bố bị đánh”. Nghe tiếng bố kêu la, mấy anh em Lý, Nhật, Luân, Tính chạy ra, chỉ thấy một mình ông Huỳnh, ngoài ra không thấy ai khác. Nghe bố kêu đau, mấy anh em đưa ông vào nhà xoa dầu, dần dần ông Huỳnh trở lại bình thường, cả nhà xem như không có chuyện gì xảy ra. Trở lại hiện trường nơi xảy ra sự việc, khi thấy con cái nhà ông Huỳnh ra đông, Vinh trốn vào bụi rậm, còn Lai chạy mất tăm. Khi bố con ông Huỳnh bỏ vào nhà, lúc đó Vinh mới từ trong bụi chui ra, cố chạy theo cho kịp anh. Ai ngờ, trong đêm tối, Lai không nhận ra đó là em mình mà tưởng rằng con nhà ông Huỳnh đuổi để trả thù, Lai quay lại rút giao găm đâm thẳng vào ngực “đối phương” và Vinh thét lên: “Sao anh lại đâm em?”. Nói xong, Vinh gục ngã. Nhận ra mình đã đâm nhầm em trai, không hiểu lúc đó Lai điên cuồng thế nào mà để mặc cho em nằm sõng soài giữa đường, Lai cầm quả lựu đạn chạy đến ném thẳng vào sân nhà ông Huỳnh rồi mới vẫy xe đưa em đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, lên tới bệnh viện thì Vinh tắt thở.

Không nhận tội giết nhầm em trai mình, Lai đổ tội cho con ông Huỳnh đã giết Vinh. Ngày hôm sau, công an huyện Quỳ Hợp về điều tra và sau 9 ngày, vào ngày 7 Tết âm lịch năm 1983, cả 4 cha con ông Huỳnh bị bắt tạm giam vì nghi can giết Vinh.

Ngồi đối diện với chúng tôi hôm nay là một người đàn ông bại liệt hai chân, mắt sáng ngời, hồn hậu, nói chuyện khúc chiết, am hiểu nhưng đôi mắt luôn đỏ ngầu khi nhớ về chuyện cũ. Mặc dù mới chỉ hơn 50 tuổi đầu nhưng trông Nguyễn Sỹ Lý già hơn trước tuổi rất nhiều. Từ một giảng viên đại học mới 27 tuổi đã phải ôm lấy “2.000 ngày oan trái”; từ một thầy giáo biến dạng thành một người tiều tuỵ, thất nghiệp, oan khiên... Tôi xin phép được hỏi về chuyện quá khứ, ông như không muốn nhắc lại, mặt ngửa lên trần nhà, miệng mấp máy như muốn nói lên một điều gì đó; tôi đọc được trong tâm trí của ông và ông đã thốt ra: “Tiếc thay những người thực thi pháp luật do trình độ non kém, thiếu hiểu biết đã đẩy vụ án của tôi trở nên oan trái đến mức làm tôi điêu đứng cả cuộc đời”.

Là một giảng viên đại học, có trình độ, có nhận thức, Nguyễn Sỹ Lý không dễ gì nhận là mình giết người trong khi chính mình không giết nhưng vì thương cha, thương các anh em đang bị giam cầm oan trái, Lý nghĩ, thà mình nhận rồi một mình mình chịu, sau đó tìm công lý, còn hơn là để cả nhà phải ngồi tù oan, thế là Lý nhắm mắt nhận tội... để rồi lĩnh lấy 2.000 ngày oan trái trong vòng lao lý. May thay, trời còn có mắt. Thấu hiểu nỗi oan khiên của Lý, một người bạn tù khi ra tù trước Lý đã tìm cách làm sáng rõ sự thật…

Đôi mắt buồn buồn, Nguyễn Sỹ Lý kể: “Khi tôi vào tù được một thời gian, người ta dẫn giải tôi về nơi xảy ra án mạng, bắt tôi diễn tả lại hành vi giết người mà mình mang oan; người ta làm giả một con giao găm bằng giấy các – tông, bảo tôi cầm lấy và đâm vào một người khác như chính mình đã đâm vào Vinh, để quay phim chụp ảnh, nhưng vì tôi không đâm Vinh nên tôi không biết cách cầm dao”.

Nói đoạn, Lý ngậm ngùi: “Tôi là một giảng viên, tôi chỉ biết cầm phấn đứng trên bục giảng, dạy sinh viên học làm người chứ làm sao biết cầm dao đâm người được mà bảo tôi đâm”. Vì thế, tôi cầm dao giả để đâm mà không thể đâm đúng tư thế như Vinh bị đâm. Biết tôi không cầm được đúng tư thế, một vị trong số người thực thi nhiệm vụ lại giật dao giả trên tay tôi và gằn giọng: Cầm cán dao theo kiểu này mà đâm từ trên xuống, bởi Vinh bị nhát dao đâm chếch từ trên xuống... Phải làm đi làm lại mấy lần, tôi mới “diễn” được cảnh đâm Vinh mà mình không hề hay biết làm việc này. Ông Lý nói như trách móc: “Cũng lạ, tại sao chi tiết bắt tôi cầm dao diễn lại cảnh đâm người nhưng tôi không biết cách cầm dao mà người ta cũng không xem đó là tình tiết đáng lưu ý để điều tra lại vụ án? Tại sao không điều tra kỹ ở Lai để vụ án được đến nơi đến chốn mà quy chụp tội cho tôi giết Vinh?”

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm