| Hotline: 0983.970.780

Gấp rút cải tạo chất lượng giống và công nghệ nuôi biển

Thứ Sáu 05/07/2019 , 08:58 (GMT+7)

Quảng Ninh đang hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, hiệp hội để đánh giá chất lượng nuôi biển, đi đến xây dựng chương trình nuôi biển hiệu quả, không gây ô nhiễm.

PV NNVN đã trao đổi với ông Vương Văn Oanh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

Ông Vương Văn Oanh. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Oanh cho biết: Tổng diện tích nuôi thủy sản của Quảng Ninh trên 21.000ha, trong đó nuôi mặn lợ trên 16.000ha.

Thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, tôm sú quảng canh, cá, nhuyễn thể.

Thưa ông, nhuyễn thể là con nuôi rất lợi thế của Quảng Ninh hiện nay. Ông giới thiệu qua về đối tượng nuôi này ở tỉnh?

Quảng Ninh có 4.000ha nhuôi nhuyễn thể với 3 đối tượng chính: Hàu Thái Bình Dương, hàu cửa sông và ngao giá. Sản lượng nhuyễn thể 25.000 tấn/tổng sản lượng thủy sản gần 60.000 tấn và diện tích nhuyễn thể còn tăng vì có điều kiện thuận lợi, có thị trường. Các sản phẩm nhuyễn thể của Quảng Ninh khá có tiếng.

Con hàu Thái Bình Dương đã được nuôi tại Quảng Ninh tầm 10 năm nay, hiện là sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản lượng mỗi năm gần 20.000 tấn. Loài hàu biển này có thời gian nuôi ngắn, lớn nhanh, kích cỡ lớn. Tuy vậy khoảng hai năm trở lại đây thời gian nuôi có kéo dài hơn. Nguyên nhân do mật độ nuôi tăng lên và chất lượng con giống có phần đi xuống.

Trước thực tế đó, chúng tôi đã làm việc với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN-PTNT, đặt hàng Viện chọn tạo lại giống hàu để cung cấp cho các cơ sở SX giống của tỉnh. Đây là chương trình lồng ghép giữa chương trình giống kết hợp xây dựng nông thôn mới.

Hàu là con nuôi chủ lực của tỉnh, như ông nói chất lượng đang có phần giảm sút. Nguyên nhân từ đâu?

Trong sản xuất giống hàu, các trại giống thường lấy các con trội ở các hộ nuôi về làm con bố mẹ nhân giống cung cấp trở lại sản xuất. Cách nhân giống dễ dãi như thế việc cận huyết rất dễ xảy ra vì có khi các cặp bố mẹ lại là anh em họ hàng với nhau nên trong chọn giống cần phải xây dựng một chương trình bài bản, khoa học, để chọn ra những thế hệ giống vượt trội.

Lợi thế của Quảng Ninh trong nuôi nhuyễn thể nói riêng và thủy hải sản nói chung như thế nào?

Quảng Ninh có 250km bờ biển, với trên 6.000km2 mặt biển, có cỡ trên 2.000 đảo lớn nhỏ ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long rất kín gió, an toàn, nhiều núi đá thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể.

Như đã nói, sản phẩm nhuyễn thể của Quảng Ninh đã ở tầm cỡ quốc gia.

Trong nhóm nhuyễn thể thì con hàu biển hay hàu Thái Bình Dương rất phù hợp nuôi ở vùng biển Quảng Ninh, tăng trưởng nhanh, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. Các sản phẩm hàu chế biến của Quảng Ninh cũng rất đa dạng: hàu sống nguyên vỏ, ruột hàu, ruốc hàu, chả hàu… xuất đi khắp cả nước, bán tốt, là sản phẩm OCOP của tỉnh.

Nuôi hàu trên vịnh Bái Tử Long. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài ra, con hàu vàng hay hàu cửa sông cũng rất giá trị. Hàu cửa sông được thị trường Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng, mỗi năm xuất sang thị trường này 10.000 tấn, giá cao.

Còn tôm và cá biển, hai đối tượng nuôi rất có thế mạnh của Quảng Ninh?

Đối với con tôm, Quảng Ninh căn cứ vào kế hoạch phát triển ngành tôm của Bộ NN-PTNT để xây dựng kế hoạch phát triển ngành tôm cho tỉnh. Hiện toàn tỉnh có trên 4.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung ở Móng Cái, Đầm Hà, Quảng Yên. Đã có những mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn năng suất lên tới 180 tấn/ha/năm. Đây là đối tượng nuôi đột phá.

Vừa qua Tập đoàn CP Group đã có dự án trên 500 tỷ đồng đầu tư sản xuất giống tôm chân trắng và xây dựng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại tỉnh, năng suất 150 - 300 tấn/ha/năm.

Một công ty lớn khác là N.G Việt Nam cũng đã đầu tư sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao tại thành phố Cẩm Phả, quy mô lên tới trên 450ha, vốn trên 1.200 tỷ.

Tương tự, nhiều cá nhân, doanh nghiệp bắt tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao, xây dựng cơ sở nuôi bài bản, nuôi 2 giai đoạn, 3 giai đoạn, biofloc…, nuôi trong nhà kính tương đối hoàn thiện.

Đối với nuôi cá biển. Tỉnh xây dựng kế hoạch và hợp tác với Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam xây dựng một chương trình nuôi biển công nghiệp, theo đó sẽ áp dụng công nghệ lồng Na Uy nuôi ngoài biển khơi. Hiện công ty Phúc Quang đã lập dự án xin đầu tư 60ha ngoài khơi, nuôi các loài cá đặc sản, sản lượng những năm đầu hàng trăm tấn. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 sẽ chuyển giao lồng và công nghệ nuôi, nuôi bằng thức ăn công nghiệp.

Thực tế hiện nay nuôi cá biển ở Quảng Ninh bà con hầu hết sử dụng thức ăn là cá tạp nên chúng tôi hướng nuôi bằng thức ăn công nghiệp tránh gây ô nhiễm, sản phẩm truy xuất nguồn gốc, đây sẽ là hướng chuyển đổi đột phá của Quảng Ninh.

Còn nuôi cá lồng bè truyền thống ra sao?

Vẫn là hình thức nuôi chính, dân nuôi trong các vụng gần bờ, cho ăn cá tạp, nước lưu thông kém, ô nhiễm. Ta cứ thử hình dung cho ăn ít nhất 6 kg cá tạp mới được 1 kg cá thịt thương phẩm, với hàng ngàn tấn cá được nuôi như thế thải ra một lượng chất thải rất lớn. Cách nuôi này không hiệu quả, ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường và du lịch.

Chúng tôi đang phối hợp với Hiệp hội Nuôi biển đánh giá lại sức tải môi trường, đánh giá cơ hội, tiềm năng để nuôi công nghiệp, vươn khơi, hạn chế nuôi gần bờ, thu hút các nhà đầu tư có năng lực hướng ra biển.

Chị Nguyễn Thị Nga - một hộ nuôi cá lồng bè khu vực Bến Do (thuộc phường Cẩm Trung và Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả) - vớt các phao xốp từ khu vực nuôi hàu, hà trôi tới để làm sạch ô nuôi cá giò của gia đình. Ảnh: Việt Hoa/Báo Quảng Ninh.

Quảng Ninh là vùng cửa biển, gió bão nhiều, lại có mùa đông lạnh nhưng tỉnh vẫn có trên 10.000ha tôm trong đó có 4.000ha nuôi công nghiệp?

Đó là nhờ khoa học công nghệ. Những năm trước không ai nghĩ nuôi tôm trong mùa đông. Thế mà hiện nay lại phát triển rất tốt, nên mỗi năm nuôi được 3 - 4 vụ tôm chứ không chỉ 1 – 2 vụ như trước. Để nuôi tôm mùa đông lạnh, người ta xây dựng nhà kính phủ nilon cho tăng nhiệt lên, có thể tăng chênh lên 7 độ C. Dù nuôi tôm vụ đông có kém năng suất hơn nhưng bù lại bán rất được giá.

Còn đối với con tôm sú. Tỉnh có diện tích tôm sú trên 6.000ha, tập trung ở Quảng Yên, Tiên Yên, nuôi trên các đầm trũng và rừng ngập mặn. Đây là con tôm sinh thái, nuôi thưa, tôm to tự nhiên chất lượng rất tốt giá bán cho khách du lịch lên đến 600 - 700 ngàn/kg. Quảng Ninh mỗi năm đón 10 triệu khách du lịch, tôm sinh thái hay các sản phẩm đặc sản đều cung không đủ cầu, đầu ra rất yên tâm.

Xin cảm ơn ông!


>>Nuôi đặc sản vùng Đông Bắc: Bài 3 - Kỳ tích từ con rươi

>>Nuôi đặc sản vùng Đông Bắc: Bài 2 - Nuôi con bảo vệ môi trường biển

>>Nuôi đặc sản vùng Đông Bắc: Bài 1 - Miệt mài cùng con cá nhụ

>>Nuôi cá tầm lãi 2 triệu đồng/m3/vụ

>>Nuôi cá chẽm cửa biển Quảng Trị

>>Thử nghiệm nuôi tôm hùm... trên bờ

>>Làng nuôi cá lồng đổi đời!

>>Sự thống trị của con cá mú lai

>>Nuôi cá bớp 'đớp' tiền

>>Nuôi ốc hương công nghiệp mật độ siêu dày

>>Sản xuất nhân tạo giống hải sâm quý

>>Cặp đôi hoàn hảo ốc hương, hải sâm

>>Đột phá nhân tạo giống cá song vua

>>Nuôi đặc sản cá chim vây vàng bằng lồng Na Uy

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.