| Hotline: 0983.970.780

Ghen ngược cũng được hay sao?

Thứ Bảy 01/08/2020 , 10:01 (GMT+7)

Cùng lớn lên tại một xóm chài ở tỉnh Ninh Thuận, hai chúng tôi từ nhỏ đã chơi với nhau rất thân.

Và cũng không có gì lạ, khi bước vào tuổi cập kê, tình bạn của chúng tôi đã chuyển sang tình yêu. Và tình yêu của chúng tôi cũng rất đỗi mặn nồng, như vùng quê lúc nào cũng mặn chát mùi nước biển này. Vậy mà, khi thành vợ chồng chỉ chỉ mới vài năm, anh đã nhẫn tâm đem lòng phản bội tôi.

Ngay cả chuyện được cưới nhau cũng không phải dễ dàng đối với chúng tôi. Bởi lúc đầu cả hai bên gia đình đều phản đối, cho rằng hai chúng tôi có họ hàng gần.

Thực ra thì, chúng tôi cách nhau đã đến năm đời. Vậy nên, người trưởng họ đã đồng ý tác hợp cho chúng tôi, ba mẹ hai bên mới thuận theo. Lúc đó, tôi mới 20, còn anh 22 tuổi.

Cưới nhau xong, anh bàn với tôi, để anh lên thị xã học nghề, mong tương lai ổn định hơn. Làng tôi cách thị xã cách thị xã gần 30 cây số, nên anh phải ở trọ lại, cuối tuần mới về thăm nhà. Vậy là tôi ở nhà một mình, cùng mẹ buôn bán cá, hàng tháng gửi tiền lo cho chồng.

Anh học nghề sửa diện thoại di động. Hơn một năm sau, anh bắt đầu có hưởng lương của chủ, cũng là lúc tôi sinh con trai đầu lòng.

Anh quyết định ở lại thị xã, làm công chio chủ vài năm, khi có điều kiện sẽ mở tiệm riêng. Khoảng hai năm đầu, anh cũng đều đặn về thăm vợ con vào cuối tuần, và đem tiền lương về.

Nhưng rồi sau đó, cả người và tiền lương đều thưa dần, cho đến khi lương không còn và người thì chỉ thi thoảng ghé qua như khách. Tôi hỏi thì anh bảo, bận công việc và hùn vốn làm ăn với một người bạn. Sinh nghi, tôi âm thầm tìm hiểu thì được biết, anh đã có "phòng nhì" trên thị xã.

Lúc đầu tôi nhẹ nhàng khuyên nhủ, thì anh hứa hẹn sẽ từ bỏ cô gái kia. Khi thấy anh không thay đổi, tôi lớn tiếng ghen tuông, anh lại trắng trợn tuyên bố: "Trai năm thê bảy thiếp. Cô phải chấp nhận như vậy".

Cả ba mẹ và gia đình anh can gián cũng không xong. Tôi chán ghét, mặc kệ anh muốn làm gì thì làm. Thực sự thì lâu nay tôi cũng có khác gì bà mẹ đơn thân đâu, nên chỉ chú tâm vào chuyện nuôi dạy con trai. Đến nay, con tôi đã hơn 10 tuổi, ngoan ngoãn, học giỏi. Đây là niềm anh ủi lớn nhất của tôi.

Chỉ ngặt nỗi, chồng tôi (vì hiện tại chúng tôi chưa ly hôn), vẫn thường về, kiếm chuyện gây sự với tôi. Chủ yếu là anh ta dò hỏi, ghen tuông, sợ tôi có người đàn ông khác. Thậm chí, khi gọi điện mà tôi hơi lâu hoặc không bắt máy, anh ta cũng làm ầm ĩ, cho rằng tôi đang nói chuyện với nhân tình.

Thật là quá quắt. Tôi đòi ly hôn, thì anh ta bảo sẽ không ký đơn, và còn kiếm gây chuyện với tôi nhiều hơn. Thực tình thì tôi cũng không muốn ly hôn làm gì, nếu như anh ta không gây phiền phức cho tôi.

Tuy rằng tôi không còn yêu thương và mong sum họp với anh ta, nhưng tôi cũng không muốn con tôi có cha mẹ đã chính thức bỏ nhau. Các bạn thấy thế nào?

ANH ĐÀO

Giải quyết tình huống: "Sao nỡ dùng con trả thù cha?" KTGĐ số 26/2020

Thu Ngân thân mến!

Bạn có thấy mình thật quá đáng khi gây ra tình cảnh ngang trái cho đứa con nhỏ hay không. Với đứa con lớn, đúng là bạn không có lỗi.

Vì đó là kết tinh của tình yêu chân thật giữa bạn và người anh trai, con bà chủ. Nhưng với đứa con nhỏ, đó là kết quả do bạn "gài bẫy" người em trai mà ra. Do bạn đã có âm mưu để trả thù người yêu cũ và gia đình bà chủ.

Thu Ngân ơi, thù hận là chuyện của người lớn. Còn trẻ em thì hoàn toàn vô tội. Đã đau lòng vì có một đứa con không được cha thừa nhận, bạn lại còn sinh tiếp một đứa con không cần có cha, mà chỉ để... trả thù chính cha của nó. Thật là oan nghiệt.

Để bạn được hả dạ trả thù, thì người đau lòng không ai khác hơn là chình các con của bạn. Làm sao hai đứa trẻ có thể vui vẻ được, khi biết sự thật ý đồ của bạn. Bởi những người bạn muốn trả hận lại chính là ruột thịt của chúng. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Dẫu sao chúng cũng không muốn điều đó xảy ra. Hơn nữa, bạn làm như vậy đã gây vẩn đục đến tâm hồn vô tư, trong sáng của trẻ thơ.

Chỉ thỏa mãn sự thù hận của mình, mà làm tổn thương con trẻ như vậy, có nên không. Bạn thử suy nghĩ lại nhé. Rất mong bạn sẽ bình tĩnh và sáng suốt hơn!

HOÀI TRUNG

(Tân Thạnh, Thanh Bình, Đồng Tháp)

(Kiến thức gia đình số 31)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm