| Hotline: 0983.970.780

Giá đậu tương tại Trung Quốc vọt lên 776 USD/tấn

Thứ Bảy 19/03/2022 , 20:26 (GMT+7)

Bất chấp giá đậu tương và ngô dùng làm thức ăn chăn nuôi tăng vọt so với hồi đầu năm gần 40%, ngành chăn nuôi Trung Quốc tuyên bố vẫn đảm bảo đủ nguồn cung.

Giá đậu tương tại Trung Quốc đã tăng mức kỷ lục trong gần 10 năm qua. Ảnh: Tân Hoa Xã

Giá đậu tương tại Trung Quốc đã tăng mức kỷ lục trong gần 10 năm qua. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, nguồn cung đậu tương trong nước hiện vẫn được đảm bảo, bất chấp thị trường quốc tế phức tạp. Tuyên bố được đưa ra hôm nay sau khi giá các loại thức ăn chăn nuôi và đậu tương tiếp tục tăng mạnh gần đây, đẩy các loại nguyên liệu này lên mức cao nhất trong nhiều năm trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có lối thoát.

Nguyên nhân khiến giá đậu tương toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua là do tác động của việc cắt giảm sản lượng ở khu vực Nam Mỹ, cộng với giá dầu thô tăng cao.

Ông Wang Liaowei, nhà kinh tế cấp cao thuộc Trung tâm Thông tin Ngũ cốc & Dầu thực vật Quốc gia Trung Quốc cho biết, với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng nguồn dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực của chính phủ được đưa ra, thị trường và diện tích trồng đậu tương trong nước dự kiến ​​sẽ tăng trong niên vụ này.

Theo dữ liệu từ Baichuan Information, tính đến thứ Ba tuần này, giá đậu tương nội địa trung bình đạt 4.928 nhân dân tệ/tấn, tương đương 776 USD, tăng gần 40% so với hồi đầu năm và là mức cao nhất trong vòng chín năm rưỡi.

Nhằm đối phó với giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả gia súc và gia cầm trong nước đã công bố kế hoạch điều chỉnh tăng giá thêm từ 50 đến 300 nhân dân tệ (7,86 đến 47 USD) cho mỗi tấn sản phẩm, tùy loại.

Theo đó, các tập đoàn chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc như Da Bei Nong đã công bố kế hoạch tăng sản phẩm thức ăn tinh cho lợn lên 300 nhân dân tệ mỗi tấn, và Neijiang Chia Tai Co cũng thông báo tăng giá 250 nhân dân tệ/tấn đối với tất cả các loại thức ăn cho lợn và 50 nhân dân tệ/tấn đối với thức ăn cho gà và vịt.

Hàng loạt công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc đã điều chính giá bán các loại thức ăn chăn nuôi do giá nguyên liệu tăng. Ảnh: Getty

Hàng loạt công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc đã điều chính giá bán các loại thức ăn chăn nuôi do giá nguyên liệu tăng. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh giá cả nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng vọt, các doanh nghiệp nhà nước cũng đã đẩy mạnh nguồn cung thông qua các cuộc đấu giá.

Tính đến ngày 14/3, Tập đoàn Dự trữ ngũ cốc quốc gia (Sinograin) đã tổ chức hai thành công các phiên đấu thầu dầu đậu nành nhập khẩu, với tổng khối lượng giao dịch đạt 186.000 tấn. Trung tâm Thương mại Ngũ cốc Quốc gia cũng đã tổ chức một phiên đấu giá đậu tương nhập khẩu, thu được 256.000 tấn.

Ông Wang nói: “Chúng tôi đang kỳ vọng các chính sách tương tự sẽ được tiếp tục, điều này sẽ giúp tăng nguồn cung đậu tương trong nước một cách hiệu quả. Ngoài ra, với nhiều chính sách hỗ trợ hơn để khuyến khích sản xuất đậu tương đối với nông dân, ước tính diện tích xuống giống đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng hơn 20 triệu mu (tương đương 1,33 triệu ha) trong năm nay so với năm ngoái và bỏ xa sản lượng năm 2020, một khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Với tỷ lệ tự cung tự cấp dưới 20%, đậu tương là một trong số ít loại ngũ cốc mà Trung Quốc vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu lớn thế giới là  Mỹ, Brazil và Argentina.

Hôm thứ Năm (18/3), ông Jiao Shanwei, tổng biên tập tạp chí chuyên ngành cngrain.com trả lời câu hỏi “Liệu Trung Quốc có tăng nhập khẩu đậu tương hay không?”, ông này cho biết điều đó còn phụ thuộc vào lượng cung cầu trong nước và giá cả quốc tế.

Lực lương nhân công thu hoạch đậu tương đem về kho dự trữ, bảo quản dùng làm thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Sơn Đông, ngày 8 tháng 10 năm 2018. Ảnh: REUTERS

Lực lương nhân công thu hoạch đậu tương đem về kho dự trữ, bảo quản dùng làm thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Sơn Đông, ngày 8 tháng 10 năm 2018. Ảnh: REUTERS

 “Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã khiến giá ngũ cốc thế giới tăng mạnh và làm suy yếu lợi thế của ngũ cốc nhập khẩu, nên đây không phải là thời điểm tốt để ký các đơn hàng thương mại mới vào giai đoạn này. Nếu tình hình xung đột lắng dịu và giá lương thực thế giới giảm và lợi thế về hiệu suất chi phí quay trở lại, thì nhu cầu nhập khẩu ngô, đậu nành và các loại ngũ cốc khác có thể sẽ tăng lên”, ông Jiao nói.

Theo số liệu hải quan năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 90 triệu tấn đậu nành, trong khi khối lượng này vào năm 2020 đạt hơn 100 triệu tấn.

(Global Times; Reuters)

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.