| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Vườn chanh leo rộng 2ha bị chặt phá, thiệt hại 600 triệu đồng

Thứ Tư 20/03/2019 , 12:25 (GMT+7)

Mới đây, anh Lê Anh Vũ cùng một người nữa (cùng trú thôn 4, P.Thắng Lợi, TP.Pleiku, Gia Lai) - đồng chủ vườn chanh leo ở xã Gào (TP.Pleiku, Gia Lai) ra vườn thì vô cùng ngỡ ngàng khi 2 ha chanh leo đã bị chặt phá hoàn toàn, thiệt hại lên đến tiền tỷ...

Trần tình của người trong cuộc

8 tháng trước, anh Vũ cùng một người bạn vừa mua, vừa thuê lại tổng cộng 2 ha đất của một người ở xa Gào (TP.Pleiku, Gia Lai). Toàn bộ diện tích trên, hai anh trồng được khoảng 2.000 gốc chanh leo. Đến sáng ngày 13/3, khi hai anh ra thăm vườn thì hầu như toàn bộ vườn chanh leo đã bị chặt phá, chỉ còn lại khoảng 120 gốc còn bám trụ.

10-18-28_chnh_leo_bi_ke_xu_cht_dut_li_thn
Chanh leo bị kẻ xấu chặt phá...

Theo chủ vườn thì, tổng đầu tư cho 2 ha chanh leo này là hoàn toàn không nhỏ bởi riêng tiền thuê và mua đất, tiền Công ty Nafoods Tây Nguyên đầu tư ban đầu cho giống và phân bón đã lên đến khoảng 500 triệu đồng (chưa kể nhân công tận dụng từ sức lao động của người nhà). Trong khi đó thì hầu hết, vốn liếng hai anh phải vay mượn từ gia đình, người thân và bạn bè...

Anh Vũ cho biết: Công ty Nafoods Tây Nguyên đầu tư ban đầu (bán nợ) giống và phân bón, đến kỳ thu hoạch, Công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm. Cụ thể: Đối với chanh Âu (chanh xuất khẩu đi châu Âu) thu mua giá tối thiểu 30.000 đồng/kg, chanh Trung (chanh xuất khẩu đi Trung Quốc) giá tối thiểu 10.000 đồng/kg và chanh múc dịch giá tối thiểu 6.000 - 8.000đ/kg. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, giá chanh Âu đang ở mức 45.000đ/kg. Tính thiệt hại do vụ chặt phá này là khoảng 600 triệu đồng với 2 ha chanh leo.

"Do mới thuê đất và trồng chanh leo khoảng 7 tháng trở lại đây, trước đây 1 tháng bắt đầu cho thu bói vụ đầu, gặp đúng đợt lạnh Tây Nguyên nên năng suất không cao. Vào vụ thu thứ hai và thứ ba thì năng suất sẽ cao hơn, chất lượng quả tốt hơn thì thu nhập theo đó, sẽ tăng hơn. Còn ở thời điểm hiện tại, vườn cây của tôi đang bán với giá 45.000đ/kg chanh Âu. Theo đó, thiệt hại là rất lớn"- anh Vũ cho biết.

Ngay khi phát hiện vườn cây bị chặt phá, chủ vườn đã báo với chính quyền địa phương và Công an sở tại; chính quyền và Công an đã vào cuộc điều tra- "kết luận thì tôi chưa được biết"- anh Vũ nói. Còn với Công ty Nafoods Tây Nguyên, chủ vườn cũng đã có báo cáo (vì là có hợp đồng liên kết chuỗi giá trị sản xuất), phía Công ty cũng đã có động thái tích cực là cho công nhân xuống tận thu sản phẩm, hòng giảm nhẹ thiệt hại đối với chủ vườn.
 

Động thái của Nafoods

Ông Nguyễn Công Vương- Phó Giám đốc phụ trách Công ty Nafoods Tây Nguyên, cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin thì sáng ngày 14- 3, Công ty đã cử cán bộ vào vườn của người bị hại, nhằm thẩm định thiệt hại và có hướng xử lý thỏa đáng.

Nhận xét về vườn chanh leo bị hại, ông Vương cho biết; Đây là một trong những vườn cây được đầu tư bài bản, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt. Cụ thể, theo kết quả thẩm định vườn cây của Công ty thì, vườn chanh leo này có đến 40% sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu với giá ở thời điểm hiện tại khoảng 40.000 - 47.000đ/kg, chưa kể chanh xuất khẩu sang Trung Quốc có giá hiện tại từ 18.000 - 23.000đ/kg, chanh múc dịch 6.000 - 8.000đ/kg.

10-18-28_dng_dn_heo_ru
... Khiến quả chanh leo dần héo rũ

Cũng theo ông Vương thì sau khi thu mua đợt 1 (vào ngày 25/1/2019), vườn cây này được đánh giá là rất tốt, nếu không bị kẻ xấu chặt phá thì đây sẽ là một trong những vườn điểm do Công ty đầu tư. "Nếu không bị phá thì chỉ cần ở vụ thu bói, vườn cây này sẽ cho thu 9 tấn/ha đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu, chưa kể sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc và chanh múc dịch. Còn theo đánh giá chủ quan của chủ vườn thì, năng suất bình quân đạt từ 13- 15 tấn cho vụ thu bói này. Theo đó, thiệt hại là rất lớn"- ông Vương cho biết.

Chủ trương của Công ty Nafoods Tây Nguyên - theo định hướng liên kết chuỗi giá trị của Công ty thì: Đối với những vườn cây Công ty đầu tư, chưa kể phân bón, chỉ tính riêng giống thì Công ty đầu tư 100 triệu đồng cho mỗi héc-ta. Đến khi thu hoạch, Công ty thu mua toàn bộ sản phẩm (theo cam kết ban đầu) và thu hồi vốn đầu tư.

Về việc khắc phục hậu quả, ông Vương cho biết: Nhận được thông tin, Công ty đã có báo cáo với chính quyền sở tại để giải quyết vụ việc. Ngoài ra, Công ty cũng đã cho công nhân đến vườn của người bị hại, tận thu sản phẩm nhằm giảm bớt thiệt hại. Về vấn đề công nợ (vốn đầu tư ban đầu đối với giống, phân bón), Công ty đã có báo cáo cụ thể về Công ty mẹ, đang chờ hướng xử lý.

"Chanh leo thông thường cho thu 5 lứa/lần đầu tư (xuống giống). Với lứa đầu (vụ bói) thì thông thường năng suất thấp hơn, cao nhất là vụ hai và vụ ba. Theo đó, thiệt hại không chỉ dừng lại ở khoảng 5- 6 trăm triệu đồng ở vụ thu bói này"- ông Vương cho biết.

Không chỉ chanh leo mà từ lâu, đối với tất cả những loại cây trồng khác, đến khi thu hoạch thì đều gặp phải tình trạng phá hoại vườn cây, hoặc "thu tô" đầu ra của sản phẩm đối với nông dân. Trong bối cảnh đang vô cùng khó khăn của sản xuất, chế biến và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng thì, đây là hiện tượng đáng báo động, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.