| Hotline: 0983.970.780

Giá lúa đông xuân cao, nông dân lãi ròng hàng chục triệu mỗi ha

Thứ Hai 29/03/2021 , 10:46 (GMT+7)

Giá gạo xuất khẩu liên tục lập mốc mới, kéo theo giá lúa ở ĐBSCL tăng nhẹ và ổn định ở mức cao, nông dân lãi hàng chục triệu đồng mỗi ha lúa đông xuân.

Lãi ròng hàng chục triệu/ha

Các tỉnh ĐBSCL hiện đang bước vào cao điểm thu hoạch lúa đông xuân 2020 - 2021, có thể khẳng định vụ lúa này trúng mùa, trúng giá cao. Nông dân sau khi trừ hết chi phí còn lãi hàng chục triệu đồng mỗi ha.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch rộ lúa đông xuân 2020 - 2021 với niềm vui trúng mùa, được giá, lãi ròng hàng chục triệu đồng mỗi ha. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch rộ lúa đông xuân 2020 - 2021 với niềm vui trúng mùa, được giá, lãi ròng hàng chục triệu đồng mỗi ha. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tại An Giang, giá lúa các loại được thương lái thu mua tại ruộng tiếp tục giữ giá ổn định ở mức cao, một số nơi có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, giá lúa tươi IR 50404 từ 6.600 - 6.700 đồng/kg, OM 5451 ở mức 6.600 - 6.800 đồng/kg, nếp vỏ tươi 5.600 - 5.900 đồng/kg, OM 9577, OM 9582 ở mức 6.650 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giá 6.600 đồng/kg, OM 6976 giá 6.600 - 6.700 đồng/kg, OM 18 ở mức 6.600 - 6.800 đồng/kg, Lúa Nhật ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg, Đài Thơm 8 ổn định 6.700 - 6.900 đồng/kg…

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT cho biết: Vụ lúa đông xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống 230.085ha. Tính đến nay, An Giang đã thu hoạch cơ bản đạt hơn 50% diện tích của tỉnh, năng suất thu hoạch ước đạt 7,14 tấn/ha, tăng hơn 0,4 tấn/ha so với thời điểm vụ đông xuân năm trước.

Nhờ thắng lợi vụ lúa đông xuân 2020-2021 này, ngay đầu vụ ngành nông nghiệp tỉnh luôn khuyến cáo nông dân chọn giống chất lượng cao để sản xuất, cũng là giống chủ lực của tỉnh như: Đài thơm 8, OM 5451, OM 18, OM 9582, OM 5451… còn lại là giống khác. Đối với giống lúa nhất lượng thấp IR50404 chiếm 15,7% diện tích của tỉnh.  

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng được ứng dụng rộng rãi, giúp giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng được ứng dụng rộng rãi, giúp giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Ở vụ lúa này, điểm nổi bật là sự chuyển biến rõ nét về thay đổi tập quán canh tác lâu đời của nông dân, có sự nâng cao về nhận thức của nông dân như giảm lượng giống gieo sạ từ 180 kg/ha nay giảm xuống còn 80 - 110 kg/ha. Bên cạnh đó nông dân còn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong quản lý dịch hại theo IPM, sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng. Nông dân còn đẩy mạnh áp dụng siết nước giữa vụ và cơ giới hóa đồng ruộng góp phần giúp giảm và ổn định giá thành sản xuất trong điều kiện giá bán lúa luôn biến động như hiện nay và từng bước hoàn thiện chuỗi sản xuất lúa gạo của tỉnh.

Nhờ đó, vụ lúa đông xuân này nông dân thắng lợi toàn diện, giá thành sản xuất ổn định ở mức trung bình (khoảng 17 - 20 triệu đồng/ha, tùy vùng và loại giống sản xuất), đạt năng suất cao, đầu ra thuận lợi, giá bán tốt. Sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận từ 30 - 40 triệu đồng mỗi ha. Đây là mức lợi nhuận khá lý tưởng với người trồng lúa hiện nay.

Ông Lâm vui mừng cho biết thêm, vụ lúa đông xuân 2020 - 2021 thời tiết thuận lợi ngành nông nghiệp đã kiểm soát tốt được tình hình dịch hại trên lúa. Bên cạnh đó giá cả có chiều hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư trong sản xuất nên góp phần gia tăng năng suất cũng như sản lượng.

Vụ lúa đông xuân 2020 - 2021, nông dân Kiên Giang xuống giống được 284.225 ha, giảm gần 2.000 ha so với kế hoạch ngành nông nghiệp đề ra. Đến nay, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch đạt hơn 50% diện tích, năng suất bình quân đạt 7,12 tấn/ha. Năm nay thời tiết khá thuận lợi, dịch hại ít xảy ra, một số nơi đạt năng suất trung bình khá cao, như Tân Hiệp 8,2 tấn/ha, Giồng Riềng 7,9 tấn/ha, Gò Quao 7,75 tấn/ha…

Không chỉ trúng mùa, mà giá lúa từ đầu năm 2021 cho đến nay liên tục tăng và luôn ở mức cao, kể cả thời điểm thu hoạch rộ. Cụ thể, các giống lúa thường, lúa tươi thu hoạch bằng máy, dao động ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg. Lúa chất lượng cao 6.600 - 6.700 đồng/kg. Riêng với các giống lúa thơm, đặc sản địa phương đều ở mức hơn 7.000 đồng/kg.

Liên kết tiêu thụ tốt

Theo kế hoạch đăng ký từ các doanh nghiệp ở vụ lúa năm nay có tổng diện tích liên kết tiêu thụ lúa, nếp ở An Giang là 46.775 ha, chiếm 20%. Trong đó diện tích lúa, nếp liên kết tiêu thụ là 37.775 ha, với sự tham gia liên kết của 15 công ty và doanh nghiệp và đã thu mua 900 ha. Riêng diện tích nếp huyện Phú Tân liên kết tiêu thụ với diện tích 3.454 ha, với sự tham gia của 4 công ty và 1 thương lái thu mua lúa, gạo.

Thị trường tiêu thụ tốt, thương lái tìm vào tận ruộng để thu mua lúa cho nông dân với giá cao. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thị trường tiêu thụ tốt, thương lái tìm vào tận ruộng để thu mua lúa cho nông dân với giá cao. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tại Kiên Giang, nông dân làm lúa thuộc các chương trình, dự án cánh đồng lớn, với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra, đạt hiệu quả khá tốt. Cụ thể, dự án cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, vụ đông xuân 2020 - 2021 đã thực hiện 620ha tại 2 huyện U Minh Thượng và An Biên. Dự án sinh kế và các hoạt động phi công trình tỉnh Kiên Giang, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé, mô hình cánh đồng lớn vụ đông xuân 2020 - 2021 triển khai 300ha, tại 2 huyện Giồng Riềng và An Biên, quy mô 52 ha/cánh đồng.

Dự án sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn tại tỉnh Kiên Giang năm 2020, mô hình sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn thực hiện được 1.003ha, tại huyện An Biên và Giồng Riềng, với quy mô 235 ha/xã.

Trúng mùa, bán lúa được giá cao, nông dân ĐBSCL thu lãi ròng hàng chục triệu đồng mỗi ha lúa đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trúng mùa, bán lúa được giá cao, nông dân ĐBSCL thu lãi ròng hàng chục triệu đồng mỗi ha lúa đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: Hoàng Vũ.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giảm chi phí, an toàn, thực hiện 1.880ha, với 523 hộ nông dân tham gia tại 8 xã của huyện Tân Hiệp (xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp B, Tân Hòa, Tân Hiệp A) và huyện Hòn Đất (xã Sơn Bình, Nam Thái Sơn, Mỹ Hiệp Sơn, Lình Huỳnh) mỗi xã 235 ha.

Các giống lúa đưa vào sản xuất gồm Đài Thơm 8, Jasmine 85, ST 24 và ĐS 1… Phần lớn các cánh đồng đến nay nông dân đã thu hoạch và được các công ty, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, thương thảo ký hợp đồng thu mua với giá tốt, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi ha.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.