| Hotline: 0983.970.780

Gia tăng số vợ chồng trẻ bị vô sinh thứ phát

Thứ Hai 28/02/2011 , 09:27 (GMT+7)

Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng bị VSTP, có tới gần 20% thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam bị vô sinh (cả nguyên phát và thứ phát).

Hàng chục đôi vợ chồng hiếm muộn đang chờ khám bệnh tại Trung tâm công nghệ Phôi (Học viện quân y, Bộ Quốc phòng)

Sinh được một thằng cu hay con hĩm kháu khỉnh, khỏe mạnh, rồi cho con vào được một trường học “điểm” của thành phố…Vợ chồng thở phào và chuẩn bị để “sinh em bé” thứ hai... Họ “thả rông” ba tháng, 6 tháng, một, hai năm cũng không thấy “đậu”. Cầm kết quả xét nghiệm do bác sĩ vừa trao, nhiều cặp vợ chồng mới tá hỏa khi biết tin...mình đã mắc chứng vô sinh thứ phát (VSTP).

Cầm tờ kết quả chụp tử cung- vòi trứng từ phòng khám đa khoa 996 Đê La Thành (Hà Nội), chị Hoa thấy choáng váng bởi kết quả chẩn đoán lâm sàng chị bị vô sinh độ II. Bác sĩ nói rằng, chị có thể khó sinh tiếp lần hai, khiến chị hụt hẫng. Thằng con đầu đã vào lớp 1, hai vợ chồng chuẩn bị để cho thằng Bin có em. Thế mà “thả lỏng” gần một năm nhưng cả hai vợ chồng vẫn thấy “im re”. Sốt ruột, chị khuyến khích chồng đến “soi” chất lượng tinh trùng tại Khoa hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chị cũng đồng thời đi chụp X-quang hai buồng trứng để yên tâm hơn. Tâm sự với tôi, chị Hoa bảo “tôi cứ tưởng có một đứa con rồi thì đứa sau sẽ dễ dàng. Ai dè…”.

TS Nguyễn Hoài Chương, BS Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng bị VSTP, có tới gần 20% thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam bị vô sinh (cả nguyên phát và thứ phát). Riêng tại bệnh viện, nam giới bị vô sinh thứ phát (VSTP) có chiều hướng gia tăng (trước đây tỷ lệ vô sinh thứ phát giữa nam và nữ giới là 50/50). Tại thành phố, tỷ lệ vô sinh thứ phát có vẻ cao hơn so với vùng nông thôn. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là môi trường ô nhiễm, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc khiến chất lượng “con giống” của nam giới suy giảm. Hiện tượng rối loạn hay chứng bất lực hoặc rối loạn phóng tinh cũng khiến khả năng thụ thai của người vợ bị giảm. Đặc biệt là cách sống ở thành phố như nam giới sử dụng nhiều rượu, cà phê, thuốc lá, mặc quần chật cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

BS Quản Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phôi (Học viện Quân Y, Bộ quốc phòng) biết, trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 50-70 cặp vợ chồng hiếm muộn hay vô sinh thứ phát đến khám, gần 50% trong số đó liên quan đến chất lượng tinh trùng “quá kém”. Cũng theo bác sĩ Lâm nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng giảm bởi lười vận động, ăn nhiều chất gây béo, ngồi trên mạng Internet quá nhiều. Quan hệ tình dục không đúng cách, đúng lúc, không điều độ; lối sống buông thả, hôn nhân đồng giới; lạm dụng nhiều chất kích thích (gây nghiện, ảo giác, làm đẹp).

 Một nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TPHCM) do GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng và bác sĩ Lê Ngọc Diệp tiến hành cho thấy, phụ nữ có tiền căn nạo hút thai có nguy cơ vô sinh thứ phát gấp 5,2 lần phụ nữ chưa nạo hút thai bao giờ. Người nạo hút thai tại những nơi không phải BV có nguy cơ vô sinh thứ phát gấp 3,7 lần nạo hút thai tại bệnh viện. Tiền căn sảy thai và viêm cổ tử cung làm tăng nguy cơ vô sinh thứ phát với tỷ lệ lần lượt là 3,9 và 7,4.

Riêng với nữ giới, hiện tượng rối loạn rụng trứng cũng là nguyên nhân dẫn tới VSTP. Hiện tượng này thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay vô kinh (không có kinh từ ba hoặc sáu tháng trở lên). Việc viêm nhiễm đường sinh dục có thể gây tắc hai ống dẫn trứng, viêm dính buồng tử cung, viêm dính ống cổ tử cung, làm mất khả năng gặp nhau của noãn và tinh trùng. Bên cạnh đó, một số trường hợp gặp được cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho phôi (noãn đã thụ tinh với tinh trùng) về làm tổ trong buồng tử cung, gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nhiều trường hợp bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, sau khi nạo hút thai hoặc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng VSTP hiện nay...

Bàn về việc điều trị đối với cặp vợ chồng VSTP, BS Chương cho hay, trong số 5.000 cặp hiếm muộn đến khám và điều trị mỗi năm, khoảng 1.500 - 2.000 cặp phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và tỷ lệ thành công là 30 - 35% và vệc điều trị VSTP phải phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như trường hợp viêm nhiễm, tắc nghẽn vòi tử cung ở nữ giới, có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể can thiệp bằng phẫu thuật vì vòi tử cung bị dính, tắc nghẽn, không thể can thiệp bằng phẫu thuật được thì buộc phải làm thụ tinh trong ống nghiệm. Đối với nam giới, nếu bị vô sinh do nguyên nhân là tinh hoàn lạc chỗ thì phẫu thuật càng sớm càng có khả năng phục hồi chức năng sinh sản và tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn do tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Việc điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng cho các trường hợp tinh trùng yếu, ít, tinh dịch đồ bất thường, xuất tinh ngược dòng. Cũng theo lời khuyên của bác sĩ, vợ chồng không nên để giãn thời gian sinh con từ 3-5 năm. Đặc biệt, không nên chữa vô sinh bằng những phương pháp “dân gian” như cầu may, uống thuốc không rõ nguồn gốc.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm