| Hotline: 0983.970.780

"Giấc mơ thiên đường"

Thứ Năm 17/06/2010 , 09:47 (GMT+7)

Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM đang được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Xung quanh dự án trên hiện có rất nhiều ý kiến tranh luận, trái chiều. TS Hoàng Bình đã gửi đến NNVN bài viết về vấn đề này.

LTS: Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM đang được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Xung quanh dự án trên hiện có rất nhiều ý kiến tranh luận, trái chiều. TS Hoàng Bình đã gửi đến NNVN bài viết về vấn đề này. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. 

Có một triết gia nào đó từng nói: "Sống là phải có ước mơ". Câu này quá đúng, nhân loại từ khi sinh ra đến nay đã có vô số câu chuyện về những "giấc mộng kê vàng”, những điều ước…Nhưng “mơ” nghĩa là phải nằm trong giới hạn có thể, ngoài giới hạn đó thì chỉ là hão huyền.

Hơn 50 năm nay, người Hà Nội và người Sài Gòn dần dần hình thành những phong cách sống và suy nghĩ trái chiều nhau. Người Sài Gòn có thể có rất nhiều tiền nhưng chỉ cần đi một chiếc xe bình thường, miễn là máy tốt. Người Hà Nội có thể chỉ có vài ba triệu đồng một tháng thu nhập, ở trong những căn phòng – căn phòng chứ không phải là ngôi nhà, bé tí xíu cỡ 8 – 10 m2, không WC, nhưng dứt khoát phải tìm đủ mọi cách tậu cho bằng được một “con” xe gắn máy xịn. Sài Gòn rộng lớn, dọc ngang trong nội ô cũng cỡ 15km, Hà Nội nhỏ bé, dọc ngang nội ô chừng 2km, chỉ loanh quanh 36 phố cổ là vui. Thời thơ ấu, tôi không bao giờ dám nghĩ là mình có thể đi bộ từ Hàng Bạc nhà tôi xuống đến Hàm Long, nơi có ngôi trường tư thục Cộng Hòa mà tôi theo học.

50 năm sau, trở về Hà Nội, có lần từ ngôi nhà của người bà con ở phố Nguyễn Chế Nghĩa, tôi lang thang đi bộ trên đường Hàng Bài, ngắm phố. Tôi nghĩ rằng sẽ rất lâu mình mới có thể đến Bờ Hồ, vậy mà chỉ 25 phút, tôi đã ở bên Hồ và kịp nhìn thấy Cụ Rùa nổi lên. Không tin là mình có thể đi nhanh đến vậy, ngắm cụ Rùa và tiếp tục đi bộ, chỉ 20 phút là tôi đã về đến Hàng Bạc nhà mình. Thì ra, Hà Nội vô cùng nhỏ bé, cũng vì vậy mà 60 năm nay, dù đã nhiều năm xa Hà Nội, đến giờ, tôi vẫn còn có thễ kể ra vanh vách từng phố nhỏ trong cái xóm phố cổ, với cái số nhà nào, ở phố nào thì có cái gì ở gần đó. Những con đường ngắn, nhỏ bé, chỉ phù hợp cho những chiếc xe kéo với những người kéo xe, sang hơn chút nữa là những chiếc cyclo, nay bỗng dưng xuất hiện hàng đoàn ôtô chen chúc nhau không thể nào tìm ra chỗ đậu chỉ để ăn một bát phở, uống một ly càphê.

Sống ở Hà Nội ít nhiều, lâu dần sẽ mang phong cách tư duy và sinh hoạt của người Hà Nội nhập cư. Tại sao người Hà Nội bây giờ cứ phải sắm ôtô đắt tiền và “càng ngày càng đắt tiền hơn” chỉ để chạy chừng 1.000 -2.000m với tốc độ của người đi bộ cho một lần lên xe nhỉ. Sống ở Nhật rồi về Hà Nội mới thấy một sự xa cách và khác lạ kinh khủng. Hầu như người Nhật không xài xe sang, đi cả ngày ở Tokyo, Kobe, Osaka – ba thành phố đắt đỏ nhất thế giới, hầu như chỉ thấy các loại xe Nissan 4 chỗ dạng tầm tầm, thi thoảng lắm mới thấy một chiếc Mercedes, BMW, Camry, Lexus cáu cạnh. Người Nhật chủ yếu sử dụng tầu điện ngầm, phương tiện giao thông rẻ tiền và tiện lợi nhất.

Tầu cao tốc là thứ phương tiện xa xỉ, giá vé vô cùng đắt nên chả có mấy người đi. Thông thường, ga tầu điện ngầm, tầu cao tốc và ôtô đều nằm cùng một khuôn viên để người ta có thể thay đổi phương tiện linh hoạt, phù hợp với lộ trình của mình với mức giá hợp lý nhất – bởi họ rất tiết kiệm. Đất nước sản xuất ra nhiều ôtô nhất thế giới nhưng cũng là những người đi bộ giỏi nhất thế giới. Nếu không thể đi bộ nhanh với quãng đường cỡ 1.000m loanh quanh trong ga tầu điện ngầm để tìm đến đường tầu mình cần phải đi thì đừng bao giờ nên đến Nhật.

Theo số liệu điều tra của một số Tổ chức nghiên cứu của Chính phủ Mỹ và một số tổ chức điều tra xã hội học có trách nhiệm của nước ngoài, Việt Nam đang là một trong 40 nước nghèo nhất thế giới nhưng ở đất nước này lại chứa đựng vô số nghịch lý. Ở đây, có những con đường đắt nhất thế giới, có những căn nhà và lô đất, những chiếc xe ôtô đắt nhất thế giới. Bởi vậy, không hề là nghịch lý khi những mơ tưởng hão huyền về những “siêu dự án” hão huyền nhất cứ tiếp tục được đề ra. Giấc mơ này chưa kịp tắt thì giấc mơ khác lại xuất hiện, lớn lao hơn, hoang đường hơn: xây dựng đường sắt cao tốc xuyên việt 1.570km, với chi phí dự toán 56 tỷ USD, khi thực hiện sẽ là khoảng 200 tỷ USD.

Các tác giả của “giấc mơ thiên đường” này cho rằng, đó là vì nhu cầu đi lại của đa số dân chúng, rằng là vì cứ vào mỗi dịp tết, dân ta khổ vô cùng vì không đủ chỗ đi tầu, nào là phải làm để “cho thế giới biết bạn là ai”, rằng, phải “đi tắt đón đầu”, nào là “vì tương lai con em chúng ta”, “vì đất nước”. Vô cùng nhiều lý do, thậm chí ông Viện Phó Viện Quy hoạch giao thông còn khẳng định rằng, “phải đầu tư thôi vì từ năm 1975 đến giờ, chúng ta chưa hề đầu tư cho đường sắt”. Quái lạ là ở chỗ, ngay từ năm 1975, Chính phủ đã chi một số tiền rất lớn để cải tạo và nối liền đường sắt Bắc Nam, tiếp đó đã chi rất nhiều tiền, thành nhiều đợt để nâng cấp đường và rút ngắn thời gian chạy tầu Bắc – Nam.

Đặc biệt là, chỉ mới gần đây, năm 2007, Nhà nước đã chi ra 26.500 tỷ đồng để ngành đường sắt rút ngắn thời gian chạy tầu Hà Nội – Sài Gòn từ 32 giờ xuống 29 giờ. Những số tiền khổng lồ đã chi cho ngành đường sắt như vậy mà ông Viện Phó của một Viện trong ngành GTVT– cơ quan chủ quản của đường sắt lại nói là “chưa hề có gì” thì chỉ có ở trong “giấc mơ thiên đường” người ta mới dám che mắt thiên hạ như thế.

Các tác giả của Chương trình này còn khẳng định là sau khi xây xong, sẽ thu đủ tiền đầu tư từ tiền bán vé. Không biết họ căn cứ vào đâu, chứ theo số liệu điều tra của WB, toàn thế giới này cho đến ngày hôm nay, chưa hề có một quốc gia nào báo cáo có lãi nhờ tiền bán vé tầu cao tốc. Tất cả đều phải bù lỗ. Đơn giản chỉ là vì, số người sử dụng phương tiện này không hề có nhiều, các toa tầu thường trống vắng do giá vé quá cao. Trong những ngày công tác ở Nhật, người viết bài này thi thoảng lắm cũng phải “nghiến răng” đi tầu cao tốc và thường ngủ thoải mái vì vắng khách.

Tại hầu hết các quốc gia tiên tiến và giầu có ngày nay, đường sắt phổ thông vẫn là một phương tiện đi lại an toàn và chủ yếu của đa số dân chúng. Tại các nước này, tốc độ của tầu đã đạt ở mức tương đối thỏa mãn với nhu cầu của đại đa số dân chúng, tức vào khoảng 80 – 200km/giờ, chở cả hành lý cồng kềnh theo nhu cầu của hành khách. Vậy nhưng ở Việt Nam, Tầu Bắc - Nam hiện giờ vẫn bị coi như là một phương tiện xa xỉ, chỉ cháy vé mỗi năm một lần vào dịp Tết, còn những tháng bình thường khác thì khá thoải mái, vì giá vé không hề rẻ. Chỉ với loại tầu thường này thôi mà đã thường xuyên thừa chỗ, hy vọng gì đến loại tầu cao cấp vì giá vé chắc chắn phải cao gấp vài ba lần nữa?

Sẽ bán vé cho ai, khi mà hiện nay và sẽ còn khá lâu nữa, 80% người lao động Việt Nam là lao động phổ thông, lương bình quân 2.000.000đ/ tháng. 11 tháng lao động, trừ ăn tiêu, mỗi người đến cuối năm tiết kiệm được chừng 10 triệu đồng là khá lắm rồi. Nếu đi tầu ra Bắc – chỉ loại tầu bình thường như hiện nay thôi, giá vé cỡ 1 triệu, họ mất đứt 2 triệu cả đi lẫn về, nếu đi ôtô họ chỉ hết 500.000đ. (Còn nữa)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm