| Hotline: 0983.970.780

Giải bài toán khủng hoảng chuỗi cung ứng: Mỹ ra luật Cải cách Vận tải biển

Thứ Hai 13/12/2021 , 13:58 (GMT+7)

Dự luật được cho là sẽ giải quyết nhiều mặt của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tại các cảng của Hoa Kỳ, Hạ nghị sĩ Dusty Johnson cho biết.

Các container hàng hóa được xếp chồng lên nhau tại Cảng Los Angeles, ngày 20/10/2021 ở San Pedro, California. Ảnh: AP.

Các container hàng hóa được xếp chồng lên nhau tại Cảng Los Angeles, ngày 20/10/2021 ở San Pedro, California. Ảnh: AP.

Khi Giáng sinh đến gần, nhiều người Mỹ lo ngại về việc tồn đọng hàng hóa quá lâu tại các cảng của Mỹ, đặc biệt là ở bờ Tây, do sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng của Mỹ và có thể khiến nhiều món quà đến muộn vào dịp lễ.

Nhưng nhiều nông dân Mỹ đang phải đối mặt với điều ngược lại của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đó - họ gặp khó khăn trong việc đưa hàng hóa ra khỏi nước Mỹ để đến với người mua nước ngoài. 

"Đó là sự phá hủy hàng hóa giá trị hàng triệu USD", Hạ nghị sĩ Dusty Johnson, RS.D., nói với FOX Business hôm 8/12. Ông là nhà tài trợ chính của Đạo luật Cải cách Vận tải biển đã được Hạ viện thông qua cùng ngày với số phiếu 364-60. 

Trong số các điều khoản trong dự luật, Johnson cho biết điều quan trọng nhất liên quan đến các hãng vận tải biển châu Á đã "phân biệt đối xử bất công đối với hàng hóa của Mỹ". Ông nói rằng các hãng này đã giảm tải hàng hóa nước ngoài tại cảng của Mỹ, sau đó đơn giản là chạy nước rút về châu Á để họ có thể mang nhiều hàng hóa về Mỹ hơn là dành thời gian chất đầy hàng của Mỹ để bán ra nước ngoài. 

Johnson nói: "Lấy ví dụ hãng Valley Queen, họ là một nhà sản xuất pho mát ở Nam Dakota. Họ bán được 2 triệu pound pho mát nhưng chúng vẫn đang phải nằm trong nhà kho để chờ chuyến hàng. Và một đơn hàng pho mát gần đây mà họ đã ký thậm chí nằm ở bến tàu trong 75 ngày."

"Pho mát bắt đầu hư hỏng. Và chỉ với một chuyến hàng container mà đã lỗ 25.000 USD. Và điều này xảy ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng nông nghiệp và sản xuất của Mỹ", ông bổ sung.

Johnson cũng kể chi tiết câu chuyện của một nhà sản xuất thịt lợn ở Iowa, nói với Quốc hội rằng nhà sản xuất thịt lợn này đang thua lỗ một khoản tiền lớn vì sản phẩm của họ buộc phải nằm ở bến trong một thời gian dài và cuối cùng phải đông lạnh. 

"Châu Á thích thịt lợn làm mát. Họ không bao giờ thích thịt lợn đông lạnh. Nhưng khi thịt lợn phải nằm ở bến hàng ngày, muốn giữ thịt không hỏng, buộc phải cấp đông nó. Và điều đó loại bỏ mức tiền trả thêm (cho sở thích thịt làm mát) trị giá hàng triệu USD mà người châu Á sẵn sàng chi", Johnson nói.

Vấn đề tồn tại phổ biến trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các bang dựa vào các cảng Bờ Tây để vận chuyển hàng hóa. Chủ tịch một hiệp hội nông nghiệp ở California nói với hãng tin AP rằng 80% chuyến hàng ra nước ngoài đã bị hủy trong tháng 10.

"Và các hợp đồng mà các nhà sản xuất nông sản Mỹ buộc phải ký có xu hướng khuyến khích kiểu hành vi đó từ các công ty vận tải biển", Hạ nghị sĩ Johnson nói. 

“Hiện tại chúng tôi có 5 hãng vận tải biển lớn, tất cả các hãng này đều được gắn cờ nước ngoài, và thành thật mà nói, lợi ích của họ không phù hợp lắm với lợi ích của đất nước này. Thật không may vì đó là một sự độc quyền... Bạn phải chấp nhận hoặc bỏ qua nếu bạn là một người giao hàng nông nghiệp người Mỹ", Hạ nghị sĩ Johnson nói thêm.

"Các điều khoản thường nói rằng thiệt hại bồi thường nếu bạn hủy vận chuyển một container là 100 USD Nhưng giá trị hàng hóa trong mỗi container lại lên tới 100.000 USD", ông cho biết

Johnson nói rằng Đạo luật Cải cách Vận chuyển Đường biển sẽ đẩy lùi hành vi này bằng cách thiết lập "một số quy tắc cơ bản về vận chuyển".

Các container vận chuyển được dỡ xuống từ tàu tại một bến cảng tại khu phức hợp Cảng Long Beach-Cảng Los Angeles ở Los Angeles, ngày 7/4/2021. Ảnh: Reuters.

Các container vận chuyển được dỡ xuống từ tàu tại một bến cảng tại khu phức hợp Cảng Long Beach-Cảng Los Angeles ở Los Angeles, ngày 7/4/2021. Ảnh: Reuters.

"Nếu định sử dụng cơ sở hạ tầng được chia sẻ này, bạn sẽ phải chơi công bằng và sẽ không được phép từ chối vận chuyển hàng hóa Mỹ", ông giải thích. 

Hạ nghị sĩ Johnson nói rằng dự luật không phải là chủ nghĩa bảo hộ mà thực sự là "ngược lại", vì nó nhằm khuyến khích thương mại với châu Á. Dự luật cũng giải quyết các yếu tố khác của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tại các cảng của Hoa Kỳ - bao gồm cả hàng dài tàu cố gắng đưa hàng vào Mỹ.

"Nhìn chung, dự luật thực sự tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả dành cho các hãng vận tải biển này và vì vậy có thể vận dụng các điều khoản trong dự luật thiết lập các trao đổi hàng hóa và thực sự - các điều khoản có tác dụng khuyến khích thiết lập trao đổi hàng hóa", Johnson nói. "Điều đó sẽ làm cho toàn bộ hệ thống hoạt động tốt hơn rất nhiều".

Đạo luật Cải cách Vận tải biển hiện sẽ được chuyển đến Thượng viện, sau đó sẽ được đưa đến bàn của Tổng thống Biden nếu được thông qua. Hạ nghị sĩ Johnson cho biết, dự luật sẽ là bản cập nhật lớn nhất đối với các quy định vận chuyển trong 30 năm nếu được Tổng thống ký thành luật.

(Theo Fox Business)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.