Để cây mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) cho năng suất cao vượt trội và bền vững, sau khi tỉa cành, tạo tán, bón đủ cơ số các loại phân hữu cơ, nếu nền đất bị chua (pH dưới 5,5) thì cần xử lý đất bằng vôi nung và khử trùng bằng nấm Tricoderma. Sau đó, sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE để bón, liều bón khoảng 150-200g/cây, mỗi tháng bón 1 lần.
Trong phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE, chất đạm (N) xuất xứ từ 2 nguồn. Nguồn từ N03- và nguồn khác từ NH4+. Nguồn đạm (N) từ N03- rất thích hợp khi bón trên loại đất không ngập nước, cây dễ sử dụng, và hiệu quả sử dụng cao hơn.
Trong tập quán canh tác, tại ĐBSCL và nhiều vùng miền trên cả nước, cây mãng cầu xiêm chưa từng được người nông dân chú ý hay xếp vào loại cây trồng chính cần quan tâm chăm sóc. Có chăng chỉ là giống cây để trồng xen trong vườn lấy quả ăn, hay thỉnh thoảng bán kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, khi điều kiện thời tiết dần thay đổi, khắc nghiệt hơn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thì tại những vùng đất trũng phèn, cây mãng cầu xiêm lại tỏ ra thích hợp hơn cả, giúp mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn.
Từ vị trí cây trồng xen canh, cho thu nhập phụ, cây mãng cầu xiêm đã vươn lên trở thành cây trồng chính mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm cho bà con ở những vùng đất khó. Trong đó, tại Hậu Giang đã hình thành một vùng chuyên canh lớn, với diện tích hàng trăm ha.
Chọn trồng giống ghép gốc bình bát chính là lợi thế của vùng chuyên canh mãng cầu xiêm xã Tân Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Bởi theo nhà vườn nơi đây, gốc bình bát giúp cây mãng cầu xiêm tăng khả năng chịu phèn, lẫn tình trạng nhiễm mặn, cho năng suất cao.
Việc tưới nước tiết kiệm, đắp mô chân gốc, nhất là vào mùa khô, kết hợp bón phân cân đối để rễ cây mãng cầu phát triển là một trong những kỹ thuật được nhà vườn nơi đây rất chú trọng. Vì giúp cây đạt năng suất vụ sau cao hơn vụ trước.
Theo nhà vườn, mỗi cây mãng cầu lúc còn nhỏ trung bình cho 30 trái, bình quân mỗi trái đạt 2 kg, khi cây đạt 4-5 năm tuổi sẽ đạt từ 80-100 kg trái/cây. Hiện nay, tùy theo thời điểm mà giá bán mãng cầu xiêm dao động trên dưới 10.000 đ/kg. Để cây mãng cầu đạt hiệu quả cao, bà con chọn trồng bảo đảm khoảng cách là 4mx4m.
Hầu hết nhà vườn đều nắm rõ kỹ thuật làm trái nghịch vụ. Nên cây mãng cầu cho trái quanh năm, với giá bán cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì kỹ thuật thụ phấn phải đúng, đồng thời không nên để cây mang nhiều trái nhằm tránh bị kiệt sức cho cây.
Một trong những kinh nghiệm để cây mãng cầu cho năng suất của nhà vườn Hậu Giang, chính là sau mỗi đợt trái, phải rửa phèn cho vườn bằng cách rải vôi, lân cho đất xốp. Sau đó, là bón phân, và tạo tàn để cây lại sức cho trái đợt sau.
Theo các nhà khoa học, với cách làm trên, để cây mãng cầu cho năng suất cao, bền vững, bà con chú ý thêm, sau khi tỉa cành, tạo tán, bón đủ cơ số các loại phân hữu cơ, nếu nền đất bị chua ( pH dưới 5,5) thì xử lý đất bằng vôi nung và khử trùng bằng nấm Tricoderma.
Sau đó, sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE để bón, liều bón khoảng 150-200g/cây, mỗi tháng bón 1 lần. Trong phân ĐẦU TRÂU NPK 16-16-16+TE chất đạm (N) xuất xứ từ 2 nguồn. Nguồn từ N03- và nguồn khác từ NH4+. Nguồn đạm (N) từ N03- rất thích hợp khi bón trên loại đất không ngập nước, cây dễ sử dụng, và hiệu quả sử dụng cao hơn. Với cách làm này, việc chăm sóc vườn cây mãng cầu xiêm sẽ vừa tiện lợi, đơn giản vừa cho năng suất cao vượt trội.
Nỗi lo lớn nhất của nhà vườn trồng mãng cầu xiêm là sợ kích thích ra trái nhiều sẽ suy kiệt cây. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp hạ phèn, kết hợp bón phân cân đối giúp cây mãng cầu xiêm sinh trưởng tốt, cho năng suất cao bền vững.
Ngoài ra, với mong muốn mở rộng đầu ra cho trái mãng cầu xiêm Hậu Giang, nhà vườn nơi đây đã tìm cách chế biến thành trà, mứt thay vì chỉ bán quả tươi như thông thường. So với trái tươi, hiện giá bán trà mãng cầu xiêm dao động từ 400.000-500.000 đồng/kg, và mang về nguồn lợi gấp đôi cho nhà vườn.
Nội dung “Giải pháp phân bón cho mãng cầu xiêm năng suất vượt trội”, sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 17/3/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón theo dõi. |