| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững của Thủ đô

Thứ Tư 08/11/2017 , 15:55 (GMT+7)

Năm 2017 mặc dù ngành chăn nuôi có quá nhiều bất lợi về thời tiết, thị trường tiêu thụ gia súc gia cầm, song chăn nuôi ở Hà Nội vẫn giữ được ổn định.

Chăn nuôi theo hướng SX con giống, chăn nuôi thương phẩm theo hướng hữu cơ, sinh học, chăn nuôi theo chuỗi liên kết vẫn có hiệu quả.

05-56-33_nh_bs
Trang trại chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì

Để phát huy lợi thế về đất đai, công nghệ, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững.

Thứ nhất: Phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, vùng chuyên canh tập trung gắn với phát triển nông thôn mới của thành phố. Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm, trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai: Tập trung chăn nuôi theo hướng SX con giống là chính để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thu hút các tỉnh, thành lân cận phát triển gia súc gia cầm thương phẩm cung cấp cho Hà Nội.

Phát huy lợi thế SX các sản phẩm bản địa, đặc sản vùng miền (gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình...). Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi thức ăn sinh học tạo sản phẩm chất lượng an toàn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng. Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đưa các giống bò, lợn năng suất chất lượng cao (bò BBB, Wayu Kobe, lợn Gen +, Pytran kháng Stess...).

Thứ ba: Đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Liên kết với các doanh nghiệp chế biến kinh doanh thực phẩm, tạo chuỗi liên kết thụ sản phẩm đều được kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Các khâu từ chăn nuôi đến giết mổ, tiêu thụ cung cấp cho người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thứ tư: Tận dụng và nâng cao giá trị sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi. Phát huy lợi thế vùng đồi gò để trồng thức ăn trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại một số huyện (Ba Vì, Sóc Sơn, Đan Phượng, Mỹ Đức, Phú Xuyên...).

Thứ năm: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, phổ cập SX và nhân giống gia súc, gia cầm cao sản, tinh bò BBB, tinh bò sữa phân ly giới tính, quy trình SX gia súc, gia cầm sinh học và hữu cơ. Tham mưu để thành phố bổ sung chính sách dành đất cho chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi công nghệ cao cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

05-56-33_dsc03590
Chăn nuôi lợn tại HTX Hoàng Long

Thứ sáu: Phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các huyện, thị xã, các sở, ngành liên quan và các tỉnh trong công tác phát triển chăn nuôi, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm đầu ra, đầu vào trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ bảy: Đầu tư, hỗ trợ các cơ sở giết mổ công nghiệp, tập trung, cơ sở theo chuỗi; sơ chế; bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm; xây dựng các cơ sở cấp đông sản phẩm chăn nuôi, tuyên truyền người tiêu dúng sử dụng thịt mát, thịt đông lạnh.

Thứ tám: Chú trọng công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi nhất là các vùng, khu chăn nuôi tập trung để đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng. Đông thời tập trung nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở, tiếp tục thực hiện chính sách về đầu tư vắc xin, hóa chất xử lý môi trường để chủ động phòng chống dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra. Quản lý nguồn gốc số lượng gia súc gia cầm và nâng cao khả năng dự tính, dự báo tình hình chăn nuôi.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.