Theo đó sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát so với pháp lệnh trước đây. Đối tượng áp dụng bao gồm cả người sản xuất, người bán, người nhập khẩu TĂCN và trang trại chăn nuôi. Thời gian trước đây đã có một số người chăn nuôi lén lút sử dụng hóc môn tăng trọng pha vào TĂCN hoặc nước uống để nuôi lợn nhằm tăng tỷ lệ nạc và giảm lượng mỡ. Hóc môn sẽ tồn dư trong thịt gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Mặt khác một phần lượng hóc môn do lợn hấp thụ từ thức ăn hoăc nước uống sẽ được thải ra ngoài qua sự bài tiết, do đó cơ quan chuyên môn có thể lấy mẫu nước tiểu của lợn tại các trang trại và lò mổ ở tất cả các địa phương để kiểm tra, phân tích.
Việc áp dụng các biện pháp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về hóc môn tăng trọng tại các trại lợn và lò mổ của Chính phủ Thái Lan đã mang lại những kết quả khả quan trong việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là kinh nghiệm hay của nước bạn mà Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng.
Mục đích của chương trình này
Nhằm kiểm tra hóc môn tăng trọng có trong nước tiểu và TĂCN; Bảo vệ người tiêu dùng , bảo đảm cho người tiêu dùng được sử dụng thịt có chất lượng, không chứa hóa chất độc hại; Nhằm xử lý doanh nghiệp, hộ nông dân vi phạm pháp lệnh về quản lý chất lượng TĂCN ( bản thứ 2 ) năm 1999.
Quy trình và biện pháp tiến hành
Thực hiện theo quy định của Cục Phát triển Chăn nuôi tại các văn bản số 0615/v. 10285; 0615/v. 10286; 0615/v.10287 ra ngày14 tháng 6 năm 2004 ; 0615/22308 ngày 16 tháng 9 năm 2004 và 191/2006 ra ngày 24 tháng 3 năm 2004.
Lấy mẫu nước tiểu lợn gửi về bộ phận phát triển chất lượng sản phẩm chăn nuôi để chuyển đến phân tích tại Trung Tâm nghiên cứu phát triển thú y vùng.
Lấy mẫu TĂCN gửi về bộ phận phát triển chất lượng sản phẩm chăn nuôi để chuyển đến phân tích tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm chăn nuôi để phân tích lấy kết quả khẳng định.
Báo cáo vấn đề hoặc số liệu liên quan đến kết quả phân tích nước tiểu lợn và TĂCN cho bộ phận phát triển chất lượng sản phẩm chăn nuôi và Chi cục Phát triển Chăn nuôi.
Báo cáo kết quả thực hiện công việc hàng ngày (biểu mẫu SD) thông qua mạng internet cho Trung Tâm dữ liệu B_ Agonist.
Báo cáo tháng về kết quả thực hiện thông qua hệ thống Internet.
Chi cục Phát triển Chăn nuôi tỉnh có nhiệm vụ:
- Lấy mẫu nước tiểu lợn tại tất cả các trại và lò mổ trên địa bàn mình quản lý. Mẫu nước tiểu lợn được lấy ở mọi lứa tuổi ( lợn con, lợn choai, lợn thịt , lợn giống ). Mỗi trại lấy 1-10 mẫu / tháng, mỗi lò mổ lấy ít nhất 5 mẫu/ tuần. Gửi mẫu đến Trung tâm phân tích và phát triển thú y.
- Báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan
- Nếu kết quả phân tích nước tiểu lợn của trại dương tính thì lập biên bản và yêu cầu nhốt lợn và báo cho chủ trại cấm xuất lợn đến lò mổ cho đến khi có đợt kiểm tra mới và xác nhận kết quả kiểm tra là âm tính vì số lợn kể trên không phù hợp để làm thực phẩm theo quy định tại điều 23 của pháp lệnh về quản lý giết mổ và kinh doanh thịt động vật năm 1992. Đồng thời báo cáo chủ tịch UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
Chi cục Phát triển chăn nuôi tiến hành điều tra nguyên nhân: lấy mẫu nước và TĂCN sử dụng trong trại gửi đi phân tích và thực hiện theo pháp lệnh quản lý chất lượng TĂCN năm 1992 trong trường hợp phát hiện TĂCN chứa hoc môn tăng trọng.
- Thực hiện theo qui trình kiểm tra đặc biệt đối với trại và lò mổ, trong đó có sự phối hợp giữa cơ quan thú y và y tế, giữa Chi cục phát triển chăn nuôi và Trung tâm phân tích và phát triển thú y địa phương nhằm lấy mẫu ngẫu nhiên đối với nước tiểu của lợn để phân tích nhanh. Kết qủa phân tích được tiến hành theo Điều 3.22. Theo đó cần thực hiện:
+ Kiểm tra mẫu nước tiểu lợn trước khi đưa vào lò mổ, nếu kết quả dương tính thì kiểm dịch viên phối hợp với cán bộ chuyên trách ( người được qui định theo pháp lệnh về quản lý giết mổ và kinh doanh thịt động vật năm 1992) ra quyết định cấm giết mổ và cho nhốt cách ly số lợn đó. tại chuồng nhốt động vật trong khu giết mổ và tiến hành theo Điều 3.22
+ Lấy mẫu nước tiểu lợn trong bàng quang tại lò mổ
Đánh dấu mẫu nước tiểu trùng với xác lợn được lấy mẫu. nếu mẫu cho kết quả phân tích dương tính thì báo với kiểm dịch viên phối hợp với cán bộ chuyên trách ( theo quy định của Pháp lệnh về Quản lý giết mổ và kinh doanh thịt động vật năm 1992 ) tiến hành tiêu hủy xác lợn có mẫu dương tính đó.
- Phải nghiêm chỉnh và nhanh chóng tiến hành kiểm tra và trình giấy chứng nhận trại lợn không sử dụng thuốc tăng trọng cho chủ tịch UBND tỉnh ký xác nhận theo quyết định của Cục Phát triển Chăn nuôi số 191/2547 ra ngày 24 tháng 3 năm 2004 và báo cáo cho Cục Phát triển chăn nuôi biết.
- Việc cấp phép chuyển lợn đến lò mổ: Cán bộ thú y ( người có quyền cấp phép chuyển lợn đến lò mổ của địa phương ) tiến hành kiểm tra phiếu báo kết quả phân tích của phòng xét nghiệm chứng tỏ rằng lô lợn xin chuyển không có dư lượng hoc môn , hoặc giấy chứng nhận trại không sử dụng hoc môn. Nếu thương nhân không xuất trình được giấy tờ nêu trên thì ngưng cấp phép vận chuyển đối với lô lợn đó. Quy định này là chủ trương khẩn cấp của bộ Nông nghiệp.
- Báo cáo kết quả phân tích nước tiểu lợn, do Trung tâm Phân tích và phát triển thú y và cơ quan Kiểm tra chất lượng sản phẩm chăn nuôi cấp , cho Trung tâm dữ liệu B _ Agonist thuộc Cục Phát triển chăn nuôi qua thư điện tử để Trung tâm tổng hợp số liệu.
- Lập báo cáo kết quả xử lý vấn đề sử dụng hoc môn ( B_Agonist ) theo chủ trương về sự an toàn thực phẩm mỗi ngày một lần vào lúc 15 giờ theo biểu mẫu SD2 từ các số liệu báo cáo của thu y cấp huyện ( biểu mẫu SD1 ). Báo cáo được gửi cho cơ quan sức khỏe động vật và y tế địa phương để tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo tiếp lên Cục Phát triển chăn nuôi.
- Tiến hành lấy mẫu TĂCN tại các trại có mẫu nước tiểu lợn dương tính gửi cơ quan quản lý chất lượng TĂCN để kiểm tra phát hiện hóc môn nhóm B_Agonist
- Tiến hành xử lý theo pháp luật đối với những trại sử dụng hoc môn tăng trọng và báo cáo cho Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan biết nội dung chi tiết.
NGUYỄN THANH SƠN