| Hotline: 0983.970.780

Bắt lô heo chứa chất cấm vượt 3.530 lần

Thứ Sáu 06/11/2015 , 07:15 (GMT+7)

Lò mổ của hộ ông Nguyễn Hữu Triều, tổ 2, phường Nghĩa Tân (thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông) đã 2 lần bị phát hiện nhập heo có dư lượng chất cấm rất cao./ Sử dụng chất cấm là một tội ác

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đăk Nông cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, qua kiểm tra ngẫu nhiên một số trường hợp, Chi cục phát hiện 3 trường hợp thương lái mua lợn từ tỉnh khác chở về các lò mổ trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong để giết mổ, có tồn dư chất cấm.

Chiều tối 1/10, đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y kiểm tra nguồn lợn vào lò mổ của hộ ông Nguyễn Hữu Triều, tổ 2, phường Nghĩa Tân (thị xã Gia Nghĩa). Thời điểm kiểm tra, tại lò mổ đang có 20 con lợn của ông Nguyễn Văn Giang, ở tổ 5, phường Nghĩa Phú vừa nhập từ tỉnh Lâm Đồng về để chuẩn bị giết mổ.

Chi cục Thú y lấy 3 mẫu nước tiểu của 3 con lợn trong tổng số 20 con để thử test nhanh. Kết quả, cả 3 mẫu đều có chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Ngay sau đó, Chi cục Thú y đã lập biên bản đối với ông Giang và yêu cầu ông nuôi nhốt 20 con lợn này trong thời gian từ 3 - 15 ngày để cơ quan chuyên môn tiếp tục kiểm tra, định lượng mức độ tồn dư chất cấm.

Để xác định cụ thể mức độ tồn dư chất cấm, Chi cục Thú y Đăk Nông gửi 3 mẫu này tới Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương II, tại TP.HCM để phân tích định lượng.

Kết quả cho thấy hàm lượng tồn dư chất cấm salbutamol trong 3 mẫu nước tiểu ở mức cao lần lượt là: 111 ppb, 223 ppb, 706 ppb.

Trong khi đó, theo quy định của Bộ NN-PTNT thì mức cho phép là 0,2ppb. Như vậy, các mẫu nước tiểu đã có hàm lượng chất cấm vượt tối thiểu tới 555 lần và cao nhất là 3.530 lần cho phép.

Điều đáng nói, đây đã là lần thứ 2, các cơ quan chức năng phát hiện lò mổ của ông Nguyễn Hữu Triều nhập heo có dư lượng chất cấm vượt mức quy định cho phép. Nếu không được các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, lập biên bản thì đàn lợn trên vẫn nghiễm nhiên được giết mổ, bán ra thị trường ngay sáng hôm sau. 

Hai trường hợp còn lại, thương lái mua lợn từ tỉnh khác chở về các lò mổ trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong để giết mổ có tồn dư chất cấm. Cụ thể, trong số 7 con lợn được lấy mẫu kiểm tra test nhanh thì có 4 con tồn dư chất cấm.

Ông Trần Minh Hiếu, Phó trưởng phòng Kiểm dịch – Kiểm soát giết mổ động vật, Phó đoàn kiểm tra cho biết, trên địa bàn tỉnh, các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, địa bàn phân tán rộng nên việc kiểm tra, giám sát có sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó, Chi cục và các trạm thú y huyện, thị xã bước đầu đã tập trung kiểm tra tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Đoàn kiểm tra bằng phương pháp test nhanh mẫu nước tiểu lợn, nhất là vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán.

Để tăng cường công tác quản lý, từ đầu tháng 9 đến nay, Chi cục Thú y Đăk Nông đã triển khai đợt cao điểm về kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Đây được xem như là những nỗ lực bước đầu trong chiến dịch ngăn nguồn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường. 

Theo đó, trong đợt kiểm tra này, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai kiểm tra toàn diện từ khâu sản xuất, kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đến các trang trại, hộ chăn nuôi lợn. Trong đó, ngành chức năng đặc biệt chú trọng kiểm tra khâu chăn nuôi nhằm ngăn chặn tận gốc, hạn chế thấp nhất khả năng thịt bẩn tuồn ra thị trường.

THANH SA

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.