| Hotline: 0983.970.780

Giảm lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh Cát Bà

Thứ Hai 21/03/2016 , 07:15 (GMT+7)

Theo phương án đề xuất của Phòng NN-PTNT huyện, đến năm 2020, Cát Hải sẽ cắt giảm còn 152 bè với hơn 2.400 ô lồng và 80 giàn bè nuôi nhuyễn thể.

Thường trực Huyện ủy Cát Hải (Hải Phòng) vừa có buổi làm việc với Ban Quản lý vịnh Cát Bà và các cơ quan liên quan về việc quy hoạch, sắp xếp bè nuôi thủy sản và công tác vệ sinh môi trường trên vịnh.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 25 ngày 18/12/2015 của HĐND TP Hải Phòng về Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản TP Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng 2030, huyện Cát Hải tiếp tục cắt giảm bè nuôi thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Toàn huyện có hơn 486 bè nuôi với trên 8.600 ô lồng và 463 giàn bè nuôi nhuyễn thể. Theo phương án đề xuất của Phòng NN-PTNT huyện, đến năm 2020, Cát Hải sẽ cắt giảm còn 152 bè với hơn 2.400 ô lồng và 80 giàn bè nuôi nhuyễn thể.

Tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Cái Hải Bùi Trung Nghĩa khẳng định việc quy hoạch, sắp xếp nghề nuôi thủy sản trên các vịnh và quản lý vệ sinh môi trường vịnh có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là phát triển du lịch, thủy sản bền vững. Ông yêu cầu các đơn vị điều tra, rà soát lại thực trạng nghề nuôi thủy sản trên vịnh để xây dựng đề án chi tiết trình thành phố ra quyết định.

Lãnh đạo huyện cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn xây dựng mẫu bè nuôi theo quy định chung và phù hợp cảnh quan, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường trên vịnh...

Trước đó, thực hiện quyết định của UBND TP, từ năm 2010 đến hết năm 2015, huyện Cát Hải đã cắt giảm từ 500 bè nuôi với trên 10.000 ô lồng, trên 2.700 giàn bè xuống còn trên 486 bè nuôi với trên 8.600 ô lồng và 463 giàn bè hiện nay.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất