| Hotline: 0983.970.780

Gian nan nghề kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm

Thứ Năm 02/04/2020 , 09:09 (GMT+7)

Tại Hà Nội, phương thức chăn nuôi vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng phụ phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 60%.

Cán bộ chuyên môn kiểm tra lợn sau giết mổ.

Cán bộ chuyên môn kiểm tra lợn sau giết mổ.

Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm ở tốp đầu cả nước với đàn trâu bò 153 nghìn con, tổng đàn lợn hiện 1,2 triệu con (thời điểm trước khi xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi khoảng 1,87 triệu con), đàn gia cầm 34 triệu con, đàn chó mèo 466 nghìn con.

Thực trạng phức tạp

Trên địa bàn Hà Nội có nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung của các công ty lớn. Với đặc thù trên, công tác quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gặp không ít khó khăn, bất cập để ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển hiệu quả, bền vững.

Trong phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có vai trò rất lớn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trên địa bàn Hà Nội, do chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao nên hệ lụy là kéo theo là hoạt động giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ cũng chiếm tỷ lệ cao.

Toàn thành phố có tới 749 cơ sở, điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó 61 cơ sở giết mổ trâu, bò; 220 cơ sở giết mổ lợn; 456 cơ sở giết mổ gia cầm; 12 cơ sở giết mổ động vật khác. Số cơ sở giết mổ công nghiệp 07 cơ sở; số cơ sở giết mổ bán công nghiệp 24 cơ sở; số cơ sở giết mổ thủ công 718 cơ sở.

Ngoài ra, trên địa bàn có 99 kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật làm thực phẩm, 385 cơ sở sơ chế sản phẩm động vật cần được kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tất cả các cơ sở này đều phải có sự quản lý của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng mà thực tế là lực lượng cán bộ chuyên môn thú y là lực lượng trực tiếp.

Muôn vàn khó khăn

Đặc thù của nghề giết mổ gia súc gia cầm là hoạt động vào ban đêm, khoảng 11h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Sau thời điểm này sản phẩm động vật đã qua kiểm tra cung cấp đến các siêu thị chợ truyền thống, các sạp hàng để bán đến người tiêu dùng.

Hơn nữa việc giết mổ thường vào ban đêm để cung cấp cho các cơ sở sơ chế, chế biến (giò, chả, súc xích …) để phục vụ cho người tiêu dùng vào các sáng, trưa, chiều theo tập quán, thói quen người tiêu dùng. Với đặc thù của nghề như vậy, cán bộ thú y phải thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm theo các cơ sở giết mổ, đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội.

Theo quy trình làm công tác kiểm soát giết mổ phải thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi giết mổ.

Theo quy trình làm công tác kiểm soát giết mổ phải thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi giết mổ.

Trước khi giết mổ phải kiểm tra gia súc gia cầm mang về cơ sở giết mổ đảm bảo khỏe mạnh, kiểm tra việc nhập gia súc gia cầm về có nguồn gốc không.

Khi đủ điều kiện cho vào giết mổ, khi giết mổ xong thực hiện việc kiểm tra thân thịt và phủ tạng, nếu đảm bảo không mắc bệnh sẽ đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt cho lưu hành.

Quy trình trên được thực hiện trong đêm tại các cơ sở giết mổ. Đây cũng chính là những gian nan với cán bộ kiểm dịch, hơn nữa nghề đi làm kiểm soát giết mổ phải tiếp xúc trực tiếp với gia súc gia cầm kể cả gia súc gia cầm bệnh, việc lây nhiễm bệnh giữa người và gia súc gia cầm là những điều khó tránh khỏi.

Một số bệnh lây nhiễm sang người (như cúm gia cầm, liên cầu khuẩn, …), đây cũng chính là những nguy hiểm mà cán bộ thú y phải đối mặt.

Một khó khăn nữa là còn quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, nằm rải rác ở các khu dân cư, có cơ sở giết mổ chỉ vài con (3- 5 con), có cơ sở nằm sâu trong khu dân cư chưa đảm bảo vệ sinh thú y.

Trong khi đó lại việc kiểm tra, kiểm soát lại phải thực hiện vào ban đêm nên cán bộ thú y phải đi đêm, nhất là cán bộ nữ phải đối mặt cả với những rủi ro do điều kiện xã hội mang lại (giao thông, tệ nạn xã hội …).

Không quản ngại, xác định “sống với nghề”, cán bộ thú y Hà Nội từ cấp thành phố, đến cấp huyện, cấp xã, thôn bản đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dù là cán bộ thú y ở phân cấp nào, luôn nắm vững vai trò, nhiệm vụ chuyên môn tham mưu cho các cấp chính quyền và trực tiếp thực hiện đúng công tác quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. 

Thời gian tới, các cấp các ngành và cơ quan chức năng TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở chưa được chính quyền địa phương cho phép. Làm tốt hơn công tác tuyên truyền để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm động vật đã qua kiểm tra của lực lượng thú y. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời nhận được quan tâm hơn đến đời sống vật chất tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ

Thời gian qua, cán bộ thú y thực hiện tốt việc triển khai các văn bản của Bộ NN- PTNT, UBND thành phố Hà Nội.

Những cán bộ làm trực tiếp, không quản ngại khó khăn, thời tiết, khắc nghiệt (rét, mưa, nắng …) hàng ngày đi kiểm tra, kiểm soát, đồng hành cùng người kinh doanh giết mổ, vừa làm công tác kiểm soát giết mổ vừa phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người và gia súc gia cầm.

Hiện nay thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường ô nhiễm nặng nên dịch bệnh gia súc gia cầm phát sinh và phát triển mạnh.

Ở một số địa phương, chưa xây dựng được các cơ sở giết mổ tập trung, chưa xử lý được các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, tập quán thói quen của người tiêu dùng vẫn sử dụng thịt tươi, thịt gia súc gia cầm chưa qua kiểm soát của cơ quan thú y.

Các cơ sở giết mổ hiện đại tại Hà Nội chưa có nhiều.

Các cơ sở giết mổ hiện đại tại Hà Nội chưa có nhiều.

Hiện số cơ sở, điểm chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm lớn nằm rải rác tại nhiều xã, nhiều huyện đòi hỏi cán bộ thú y thực hiện nhiệm vụ phải đi lại và di chuyển rất nhiều.

Công việc kiểm soát giết mổ mang tính chất đặc thù, không ổn định về thời gian, nhiều điểm giết mổ nằm phân tán trên địa bàn rộng nên việc đi lại, di chuyển khó khăn, vất vả.

Vì vậy, thời gian sinh hoạt cá nhân và dành cho gia đình, người thân rất hạn chế, nhất là cán bộ nữ. Mặt khác môi trường làm việc tiếp xúc với động vật, sản phẩm động vật sống, có nguy cơ phơi nhiễm đối với các loại dịch bệnh truyền lây sang người nếu không mang bảo hộ lao động đầy đủ.

Trong khi đó, những người làm kiểm soát giết mổ dù làm đêm hôm nhưng thu nhập chưa đáp ứng công sức bỏ ra, nhất là ở những nơi chỉ có điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Biết bao khó khăn, vất vả và những gian nan, song những cán bộ thú y vẫn luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều cán bộ thú y đã được Bộ NN- PTNT, UBND TP Hà Nội, Sở NN- PTNT TP Hà Nội ghi nhận, khen thưởng do có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng chính là nguồn động viên khuyến khích để cán bộ thêm yêu nghề và luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả làm việc.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, cán bộ thú y đã và đang mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền Hà Nội.

Đó là triển khai đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ công nghiệp (như cơ sở giết mổ gia cầm của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại huyện Chương Mỹ khoảng 35 ngàn con/ngày, cơ sở giết mổ gia cầm Lan Vinh tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm khoảng 5.000 con/ngày, cơ sở giết mổ lợn Vinh Anh tại huyện Thường Tín khoảng 150 con/ngày…).

Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn, như cơ sở giết mổ lợn tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, hiện tại đã và đang giết mổ khoảng 1.500 – 1.700 con/ngày, một số cơ sở giết mổ lợn tại huyện Chương Mỹ giết mổ khoảng 500 – 800 con/ngày, cơ sở giết mổ xã Đông Thành, huyện Đông Anh khoảng 50 con trâu bò/ngày …

Có các cơ sở giết mổ tập trung vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm vừa dễ kiểm soát, giúp cho lực lượng thú y quản lý chặt chẽ hơn.

(Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất