| Hotline: 0983.970.780

Giao vốn 300 tỷ đồng triển khai Dự án VnSAT năm 2022

Thứ Ba 29/03/2022 , 21:15 (GMT+7)

Đến tháng 3/2022, tất cả 8 tỉnh ĐBSCL triển khai Dự án VnSAT đã được giao vốn IDA với tổng số 300 tỷ đồng.

Nhà kho chứa lúa tại HTX Mỹ Trinh (xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, Tiền Giang) được Dự án VnSAT đầu tư. Ảnh: Đinh Tùng.

Nhà kho chứa lúa tại HTX Mỹ Trinh (xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, Tiền Giang) được Dự án VnSAT đầu tư. Ảnh: Đinh Tùng.

Theo Ban Quản lý Dự án VnSAT, năm 2021, tổng vốn kế hoạch của 8 tỉnh ĐBSCL là 517 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2021, 8 tỉnh ĐBSCL đã giải ngân 426 tỷ đồng (đạt 82% tổng số vốn), trong đó vốn IDA là 335 tỷ đồng (đạt 83%), vốn đối ứng là 90 tỷ đồng (đạt 82%).

Tính từ đầu Dự án đến hết năm 2021, tổng giải ngân của 8 tỉnh ĐBSCL là 1.592  tỷ đồng (đạt 60% kế hoạch tổng thể), trong đó vốn IDA là 1.166 tỷ đồng (đạt 71% vốn kế hoạch tổng thể), vốn đối ứng là 362 tỷ đồng (đạt 83% kế hoạch tổng thể).

Về kế hoạch giao vốn năm 2022, đối với nguồn vốn IDA đến tháng 3/2022, tất cả 8 tỉnh đã được giao vốn IDA năm 2022 với tổng số vốn là 300 tỷ đồng. Đã có 7/8 tỉnh được giao vốn đối ứng năm 2022 (còn thiếu tỉnh Tiền Giang chưa được giao). 

Đến tháng 3/2022, đã có 5/8 tỉnh triển khai Dự án được phê duyệt kế hoạch năm 2022, còn 3 tỉnh chưa phê duyệt là Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.

Dự kiến, số vốn dư của Dự án sau ngày 30/6/2022 là 152,5 tỷ đồng (khoảng 6,6 triệu USD), trong đó vốn dư của các tỉnh ĐBSCL là 91,5 tỷ đồng (3,9 triệu USD).

“Số kết dư không sử dụng hết, Ban Quản lý Dự án VnSAT đã báo cáo Bộ NN-PTNT để Bộ gửi các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng trả lại Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới cũng đã có công thư đồng tình về vấn đề này”, ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT cho biết.

Dự án VnSAT đã giúp tăng lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa lên trên 30%. Ảnh: Đinh Tùng.

Dự án VnSAT đã giúp tăng lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa lên trên 30%. Ảnh: Đinh Tùng.

Cũng theo ông Hiến, thời gian tới, Dự án sẽ tiếp tục bố trí vốn đối ứng cho các hoạt động kỹ thuật (đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực tổ chức nông dân, thúc đẩy liên kết chuỗi...) để duy trì tính bền vững các chỉ số mục tiêu Dự án.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các tỉnh ĐBSCL tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các tiểu dự án, hoàn thành các công trình trước 30/6/2022 theo quy định. Đồng thời, tăng cường giám sát thi công đảm bảo các tiểu dự án đạt chất lượng và thẩm mỹ công trình, phát huy hiệu quả nguồn vốn, tránh lãng phí thất thoát.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất