| Hotline: 0983.970.780

Giếng nước thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia không có nước

Thứ Tư 24/07/2024 , 08:28 (GMT+7)

GIA LAI Dự án giếng nước sinh hoạt phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hoặc không có nước, hoặc xa dân cư và gần đất rẫy của lãnh đạo xã...

Giếng đào với kinh phí xây dựng khoảng 200 triệu đồng như không có nước tại làng Tpông. Ảnh: Tuấn Anh.

Giếng đào với kinh phí xây dựng khoảng 200 triệu đồng như không có nước tại làng Tpông. Ảnh: Tuấn Anh.

Giếng xây xong không có nước

Giếng nước sinh hoạt nằm trong Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đang được UBND xã Yang Nam (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đang thuê nhà thầu thi công.

Trong khuôn khổ của dự án, toàn xã Yang Nam sẽ thi công 18 giếng nước, tổng kinh phí 2,7 tỉ đồng. Tùy vào từng khu vực, xã sẽ thi công giếng đào có độ sâu 24m hoặc giếng khoan sâu 160m. Việc chọn nhà thầu thi công do chính quyền địa phương thực hiện, không thông qua đấu thầu. Đến nay, đơn vị thi công đã hoàn thiện được 4 giếng khoan, 3 giếng đào.

Thiếu nước, người dân phải đi lấy từng can nước về sinh hoạt. Ảnh: Tuấn Anh.

Thiếu nước, người dân phải đi lấy từng can nước về sinh hoạt. Ảnh: Tuấn Anh.

Nhiều năm qua, làng Tpông (xã Yang Nam) luôn trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tuy nhiên, khi được nhà nước đầu tư làm giếng nước, thay vì phấn khởi thì nhiều hộ dân lại rất thất vọng. Theo các hộ dân, các giếng dự án được xây dựng khá xa khu dân cư và không có nước nên người dân không được thụ hưởng.

Theo tìm hiểu thực tế, ngay đầu làng Tpông ghi nhận 2 giếng đào đối diện nhau có kiểu dáng, kích thước tương đồng với đường kính bề mặt giếng khoảng gần 3m, chiều sâu 5-7m. Trong đó, 1 giếng không có nước nên gần như bỏ không, còn giếng phía đối diện cũng có lượng nước rất ít. Điều đáng nói, cả 2 giếng này được xây dựng ở nơi chỉ có khoảng 3,4 hộ dân sinh sống, cách khu dân cư hàng trăm mét.

Đặc biệt, nhiều hộ dân phản ánh, trong 2 giếng này, 1 giếng được xây dựng trên phần đất của lãnh đạo UBND xã Yang Nam. Giếng nước này nằm trên phần đất rộng hàng ngàn m2, được bao quanh bởi hàng rào kiên cố.

Theo các hộ dân phản ánh, giếng nước nằm trong phần đất rẫy của lãnh đạo UBND xã Yang Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo các hộ dân phản ánh, giếng nước nằm trong phần đất rẫy của lãnh đạo UBND xã Yang Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Trần Ngọc Thái, Chủ tịch UBND xã Yang Nam cho biết, với 2 giếng xây dựng đối diện nhau thì chỉ có 1 giếng nằm trong dự án, giếng còn lại là của người dân tự xây. Đối với giếng dự án, ban đầu khi đào thì có nước nhưng do năm nay hạn hán kéo dài nên không hết nước. Để khắc phục vấn đề này, yêu cầu nhà thầu thi công đào sâu hơn nữa, còn không sẽ loại bỏ không đưa vào nghiệm thu sau này.

Liên quan đến việc giếng xây trên phần đất của lãnh đạo UBND xã Yang Nam, ông Thái cho biết, phần đất trên trước đây là của một doanh nghiệp thuê để trồng rừng. Khi doanh nghiệp trả lại đất cho địa phương quản lý thì bị người dân chiếm hữu, sử dụng, làm hàng rào xung quanh.

“Hiện diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không biết ai là người sở hữu. Việc giếng nước có kiểu dáng, kích thước tương đồng với giếng dự án là do cùng một đơn vị thi công. Giếng này không phải làm từ nguồn ngân sách", ông Thái cho biết.

Giếng xây trên nghĩa trang, người dân chặn thi công

Trong những ngày qua, giếng nước dự án được xây dựng tại làng Rơng Tnia, xã Yang Nam bị dân làng chặn không cho thi công vì nằm trong khu vực nghĩa trang của làng. Ông Đinh Tuo (làng Rơng Tnia) cho biết khi chọn vị trí đào giếng thì người dân trong làng không hề hay biết. Đến khi thấy làm giếng ngay tại nghĩa trang thì chúng tôi phản đối.

“Với những người đồng bào chúng tôi thường uống nước trực tiếp và đổ nước vào rượu cần để uống. Giờ mà làm giếng ngay tại nghĩa trang như thế này thì chúng tôi đâu dám uống nữa”, ông Tuo cho biết.

Giếng đào tại làng Rơng Tnia bị người dân phản đối vì thi công trên đất nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Anh.

Giếng đào tại làng Rơng Tnia bị người dân phản đối vì thi công trên đất nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Anh.

Thông tin vấn đề này, ông Trần Ngọc Thái, Chủ tịch UBND xã Yang Nam cho biết, ban đầu vị trí xây dựng giếng là do cộng đồng làng Rơng Tnia thống nhất lựa chọn. Tuy nhiên, khi chọn xong thì một số người mâu thuẫn cho rằng đã ưu ái khi đào giếng sát bên nhà bí thư thôn.

Từ đó, người dân lấy lý do giếng nước nằm trong khu vực nghĩa trang cũ nên phản đối. Về vấn đền này xã đã nắm thông tin và sẽ họp lại với người dân, nếu thống nhất vị trí đó thì tiếp tục thi công, còn không sẽ chọn vị trí khác.

“Mục đích cuối cúng của dự án là giếng phải có nước và không bị người dân phản đối nên xã sẽ cố gắng phục những vấn đề nà trong thời gian sớm nhất”, ông Thái thông tin.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 có ý nghĩa rất thiết thực đối với các hộ dân tại xã Yang Nam. Trong đó, Dự án 1 nhằm hỗ trợ nước sinh hoạt thông qua xây dựng bể chứa nước phục vụ sinh hoạt hộ gia đình; xây dựng công trình nước tập trung, ưu tiên cho người dân vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao chưa có nguồn nước hoặc thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.