| Hotline: 0983.970.780

Người dân phản đối dự án lấp vịnh An Hòa

Thứ Năm 21/05/2020 , 14:31 (GMT+7)

Lấp Vịnh An Hòa làm khu đô thị, tỉnh Quảng Nam và Chủ đầu tư đã hết sức "cố gắng" hỗ trợ mỗi hộ dân tới... 7 triệu đồng để chuyển đổi nghề nghiệp.

Những ngày qua, nhiều người dân sống ở xã Tam Hiệp và thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) liên tục tập trung đến khu vực vịnh An Hòa trên sông Trường Giang (thị trấn Núi Thành) để phản đối các dự án qua khu vực này.

Người dân phản đối các dự án lấp vịnh An Hòa. Ảnh: Lê Khánh.

Người dân phản đối các dự án lấp vịnh An Hòa. Ảnh: Lê Khánh.

Tại  Vịnh An Hòa hiện có 3 dự án đang triển khai thực hiện gồm: Dự án đường 129 do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư và 2 dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp vịnh An Hòa 1, 2 do Công ty cổ phần Đầu tư Chu Lai Hội An làm chủ đầu tư.

Dự án đường 129 được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định đầu tư xây dựng để kết nối tuyến đường ven biển từ TP. Đà Nẵng đi qua TP. Hội An vào đến đến sân bay Chu Lai (huyện Núi Thành). Khi đến đoạn từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, Dự án này sẽ lấp một phần vịnh để làm đường.

Còn dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp vịnh An Hòa được UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 18/04/2013, Với tổng diện tích là 99,6ha. Công trình này được phép lấp gần như toàn bộ phần phía trong của vịnh.

Từ năm 2018, đường 129 được thi công dọc theo tuyến sông Trường Giang, cùng với đó là Dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp vịnh An Hòa tiến hành san lấp khu vực vịnh. Đến nay, đã có hàng chục héc ta mặt nước vùng vịnh đã được lấp.

Lý do người dân phản ứng chính là việc khi các dự án lấp vịnh sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Bởi xưa nay, đây vốn là ngư trường khai thác hải sản và cũng là nơi neo đậu ghe thuyền của hàng chục hộ dân mỗi khi mùa mưa bão đến.

Người dân cho rằng, việc lấp vịnh sẽ làm mất ngư trường khai thác hải sản và chỗ neo đậu ghe thuyền nhừng mức hỗ trợ chưa phù hợp. Ảnh: Lê Khánh.

Người dân cho rằng, việc lấp vịnh sẽ làm mất ngư trường khai thác hải sản và chỗ neo đậu ghe thuyền nhừng mức hỗ trợ chưa phù hợp. Ảnh: Lê Khánh.

Ông Trần Quốc (trú thị trấn Núi Thành) cho biết, việc san lấp vịnh làm dự án sẽ khiến cho đời sống của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Dự án cần phải có chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp.

“Nếu như các dự án không làm cầu mà lấp luôn vịnh thì chúng tôi cũng yêu cầu hỗ trợ cuộc sống cho người dân. Trước đó, những người dân bị ảnh hưởng nhận mức hỗ trợ được 2 triệu đồng, quá thấp nên không chấp nhận. Sau nhiều cuộc họp, mức hỗ trợ tăng lên 7 triệu đồng và người dân vẫn không đồng ý”, ông Quốc nói.

Ông Trương Văn Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, toàn huyện có 57 hộ dân có ghe thuyền đánh bắt trên sông ở khu vực dự án được nhận hỗ trợ mức 2 triệu đồng theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam và 5 triệu đồng từ đơn vị thi công. Hiện đã có 26 hộ nhận tiền, những hộ khác cho rằng mức hỗ trợ đó là quá thấp nên ra cản trở thi công.

Những hộ còn lại yêu cầu hỗ trợ từ 50 đến 70 triệu đồng để chuyển đổi nghề nghiệp, việc này ngoài thẩm quyền của huyện. Do vậy địa phương đang nghiên cứu, kiến nghị tỉnh và các ngành chức năng để có hướng giải quyết tiếp theo”, ông Trung nói.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.