| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới

Chủ Nhật 02/06/2019 , 10:37 (GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Nam Định vừa tổ chức buổi lễ ra mắt giống lúa lai 3 dòng SYN98 do Cty Syngenta nghiên cứu, lai tạo tại Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Thanh Hà, PCT UBND huyện Nam Trực, nơi đặt trụ sở nghiên cứu của Syngenta, cùng đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.

Việt Nam là quốc gia lúa gạo, với tổng diện tích lúa hàng năm ước tính hơn 7,7 triệu ha, trong đó lúa lai chiếm khoảng 650 -680 nghìn ha, phân bố đều khắp ĐBSH, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL. Nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn các loại giống lúa lai 3 dòng, chỉ một lượng nhỏ được sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất lúa của Việt Nam.

Giống lúa lai cao sản SYN98

Sự ra đời của giống lúa lai 3 dòng SYN98 được nghiên cứu lai tạo tại Việt Nam là tin vui đối với người trồng lúa. Qua tham quan, thảo luận, đánh giá tại Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Nam Định, các đại biểu về tham dự đều ghi nhận và đánh giá cao sự thể hiện của giống SYN98 qua thực tiễn sản xuất.

Ông Nguyễn Sinh Tiến, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định cho biết: “Trong nhiều năm qua Sở NN-PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Nam Định, trong quá trình làm Sở đã cử các đơn vị chuyên môn liên quan như Trung tâm KN, Chi cục Trồng trọt - BVTV thường xuyên phối hợp đánh giá các sản phẩm trung tâm.

Đặc biệt đối với giống SYN98 qua đánh giá trực tiếp ngoài đồng ruộng tại hội nghị này cũng như trong suốt quá trình chúng tôi phối hợp làm mô hình từ 3 - 4 năm trước cho thấy đây là một sản phẩm lúa lai phù hợp với Nam Định, rất có triển vọng để sản xuất”.

Giống lúa lai 3 dòng SYN98 sinh trưởng, phát triển khỏe, sạch bệnh

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt chia sẻ: “Cục Trồng trọt đánh giá cao vai trò của lúa lai bởi những đặc điểm quý giá của nó. Một là, tính thích ứng tốt hơn lúa thuần trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH). Hai là, lúa lai chống chịu sâu bệnh tốt hơn lúa thuần về tính kháng ngang. Ba là, sự sụt giảm năng suất trước BĐKH của lúa lai thấp hơn, đặc biệt là những năm vụ Xuân thời tiết ấm. Bốn là, với tiến bộ KHCN bây giờ, đặc biệt là công nghệ sinh học phân tử, rất nhiều tổ hợp lai, giống lúa lai thơm, dẻo, ngon mà năng suất vẫn giữ rất tốt".

Cũng theo ông Định, đối với giống lúa lai 3 dòng SYN98 đã được Bộ NN-PTNT công nhận sản xuất thử từ ngày 14/12/2017. Qua nhiều năm theo dõi, đánh giá để cấp công nhận sản xuất thử, cũng như sau 3 vụ sản xuất thử kết quả cho thấy giống SYN98 có năng suất vượt trội, chất lượng, tính chống chịu một số sâu bệnh tốt...

"Giống đã qua 3 vụ sản xuất thử thành công, đã đủ điều kiện để Syngenta lập hồ sơ trình Bộ NN-PTNT, để Bộ thành lập hội đồng bảo vệ công nhận chính thức", ông Trần Xuân Định.

Tham quan đầu bờ trình diễn lúa lai 3 dòng SYN98

Chia sẻ với chúng tôi, TS. Bùi Viết Thư, Cty Syngenta VN cho biết thêm: “Qua nhiều đánh giá sản xuất thực tiễn ở nhiều vụ, nhiều vùng sinh thái khác nhau đều cho thấy SYN98 thể hiện một số đặc tính nổi bật như: Giống đẻ nhánh khỏe, tập trung, ít dảnh vô hiệu, số bông/m2 cao; Bộ lá khỏe, đứng lá, hiệu suất quang hợp cao, chống chịu tốt một số sâu bệnh; Bông to, hạt mẩy, số hạt chắc trên bông cao, hạt vàng sáng, kiểu hạt dài dễ tiêu thụ. Vì vậy, SYN98 không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng gạo cũng rất tốt, được người nông dân chấp nhận”.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.