| Hotline: 0983.970.780

Giống na cho trái 'khổng lồ' cần thời gian đánh giá

Thứ Sáu 15/05/2020 , 06:01 (GMT+7)

Lần đầu tiên ở Đồng Tháp, Long An nông dân trồng thành công giống na cho trái khủng từ 0,5 - 1,5kg, thơm ngon, ít hạt, giá bán cao.

Ông Năm chăm sóc, cắt tỉa cây na hoàng hậu đang chuẩn bị cho trái. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Năm chăm sóc, cắt tỉa cây na hoàng hậu đang chuẩn bị cho trái. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giống mới, trái to hơn 1 kg

Một người đang sở hữu vườn na hoàng hậu khá lớn là ông Nguyễn Văn Năm, ở ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Đây là giống na mới vừa được phát triển, cho trái có trọng lượng "khủng" khiến nhiều người tò mò, trồng thử.

Ông Năm cho biết, xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nghề nông nên khi lớn lên ông cũng chọn nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2013, ông chuyển vườn tạp kém hiệu quả sang trồng ổi nữ hoàng. Đây là giống ổi ngon nhất thời điểm đó được thị trường rất ưa chuộng khiến ông rất tâm đắc.

Tình cờ, trong một lần thuê mướn thợ về chiết nhánh ổi, ông biết được thông tin tại Bến Tre xuất hiện giống na cho trái rất to. Ngay lập tức ông cất công lên tận nơi để tìm hiểu và biết được đây là giống na hoàng hậu da vàng, xuất xứ từ Thái Lan nên ông quyết định mua về trồng.

"Thời điểm đó cây giống na hoàng hậu đắt giá lắm, vàng lúc đó có 1,6 triệu/chỉ, tôi bán 2 chỉ vàng chỉ đủ để mua 32 cây giống, rồi thuê xe chở về vườn nhà trồng xen với gốc ổi nữ hoàng. Lúc đó nhiều người lắc đầu ngán ngẩm vì sự bán vàng mua cây giống này, nhưng tôi đã quyết định rồi, phải làm cho tới cùng", ông Năm nói.

Tìm tòi kinh nghiệm ông đã trồng thành công giống cây này, chỉ sau hơn 1 năm cây cho trái.

Trái na hoàng hậu chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng cũng đạt trọng lượng xấp xỉ 1kg/trái. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trái na hoàng hậu chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng cũng đạt trọng lượng xấp xỉ 1kg/trái. Ảnh: Hoàng Vũ.

Sau khi trái chín, ông hái xuống ăn thử, thấy ngon, ít hạt, trọng lượng gấp 3 – 4 lần na thông thường nên ông quyết định phá bỏ vườn ổi để mua thêm 100 cây giống đem về trồng. Sau đó tiếp tục học hỏi kinh nghiệm để tự nhân giống. Hiện ông đã trồng hơn 2.000 cây trên tổng diện tích 2ha, cả đất nhà và đất thuê.

Theo ông Năm, loại cây này trồng khoảng 1,5 năm là cho trái, mỗi năm cho 2 vụ trái vào dịp mùng 5 tháng 5 và dịp Tết Nguyên đán. Cây từ lúc trổ bông đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Cây được trồng bằng phương pháp ghép cành.

So với na thông thường, cây na hoàng hậu có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m. Lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống na truyền thống xưa nay trồng. Đặc biệt, trái có trọng lượng 500gram - 1kg. Cá biệt có trái nặng tới 1,5kg.

Đặc tính của loại cây này còn nổi trội ở điểm có sức đề kháng rất mạnh nên hoàn toàn không bị sâu đục thân tấn công, ít rệp sáp, ít sâu ăn đọt, nhẹ công chăm sóc.

Tuy nhiên, khi cây cho trái phải bao trái cẩn thận để trái tròn đều, đẹp. Trong giai đoạn mới trồng, trong vòng 3 - 5 tháng đầu phải chăm sóc thật tốt để cây phát triển nhanh, ít sâu bệnh và mau ra trái.

Cũng theo ông Năm, do na hoàng hậu ít hạt, vị thơm, ngon, ngọt thanh, hậu không chua, ăn dai, ráo nước và trái đẹp mắt nên trái cây này được thị trường ưa chuộng và có thể xuất khẩu. ưu điểm nữa là na hoàng hậu dễ vận chuyển, có va chạm mạnh trái cũng không bị vỡ.

Na hoàng hậu có trọng lượng đạt từ 500gram - 1kg/trái. Cá biệt có trái nặng tới 1,5kg. Ảnh: Hoàng Vũ.

Na hoàng hậu có trọng lượng đạt từ 500gram - 1kg/trái. Cá biệt có trái nặng tới 1,5kg. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giống na hoàng hậu này rất khó chiết cành nên để nhân giống ông Năm đem ghép cành. Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối) để cây giống thừa hưởng đầy đủ phẩm chất ưu việt.

Giá hơn 100.000 đồng/kg

Nói về kỹ thuật chăm sóc na hoàng hậu, ông Năm chia sẻ: để cho vườn luôn xanh tốt khâu quan trọng là tưới nước đều đặn cho cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc sắp chín. Phòng trừ cỏ dại bằng cách tủ rơm khô để hạn chế cỏ. Thường sau mỗi vụ nên xới sạch toàn bộ diện tích đất, một năm xới gốc 2-3 lần.

Na hoàng hậu được chăm sóc tốt có thể hơn 1 năm cây cho trái bói. Ảnh: Hoàng Vũ.

Na hoàng hậu được chăm sóc tốt có thể hơn 1 năm cây cho trái bói. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước thường xuyên nhằm cung cấp đủ nước cho các đọt non hình thành và phát triển mạnh.

Trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 lần/ngày. Càng về sau số lần tưới ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ xung quanh gốc, để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. 

Không chỉ to vượt trội, na hoàng hậu còn có giá thu mua cao gấp 2 - 3 lần so na thường. Hiện tại, giống na này được một vài công ty ở TP.HCM và các cửa hàng bán trái cây khu vực ĐBSCL đến tận nhà ông Năm thu mua với giá 80.000 đồng/kg (loại 1, từ 400gram trở lên), 60.000 đồng/kg (loại 2, dưới 400 gram). Khi đến tay người tiêu dùng, na hoàng hậu có giá lên hơn trăm ngàn đồng/kg.

Na hoàng hậu được ông Năm nhân giống. Ảnh: Hoàng Vũ.

Na hoàng hậu được ông Năm nhân giống. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, na hoàng hậu là giống mới được sưu tập và trồng khảo nghiệm trong thời gian gần đây cho thấy vùng thích nghi khá rộng. Cây cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chịu sâu bệnh tốt, chịu úng, chịu hạn cao. Đây là cây thích nghi tốt ở ĐBSCL cần nghiên cứu thêm.

Giống chưa được ngành chuyên môn công nhận

Ông Võ Đình Trọng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Đồng Tháp), cho biết: Hiện nay, toàn huyện có khoảng 20ha trồng na hoàng hậu, chỉ trồng xen với cây ăn trái khác mà chưa có vùng chuyên canh cụ thể.

Đây là giống cây trồng mới chưa được ngành nông nghiệp địa phương công nhận, bước đầu người dân mua giống về trồng chủ yếu là thử nghiệm, khi có trái phục vụ cho gia đình ăn.

Qua đánh giá của ngành chuyên môn và người dân, thì na hoàng hậu trồng ban đầu rất dễ bị hao hụt, khoảng 20-30%. Nếu trồng và chăm sóc tốt, khi cho trái, mỗi cây chỉ để khoảng 3-4 trái thì trái nặng khoảng 1,3-1,5kg là có thật.

Theo ông Nguyễn Văn Chót, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thủ Thừa (Long An): Gần 2 năm nay nhiều nông dân chuyển đổi đất mía sang trồng na hoàng hậu khoảng 40ha toàn huyện, đa phần nông dân mua giống từ Đồng Nai mang về trồng.

Đây là giống còn quá mới lạ, dân trồng tự phát, hỏi chuyện lẫn nhau mua giống về trồng. Giống cây trồng mới này trồng trên địa bàn thích nghi khá tốt. Trung bình mỗi trái nặng khoảng 700gram – 1kg, dân trồng để ăn và làm quà biếu là chính.

Để đánh giá hiệu quả, thì cần 2 - 3 năm nữa mới có kết quả cụ thể hơn vì vậy không nên trồng ồ ạt, phong trào. 

Ngoài thị trường tự do người dân mua giống na hoàng hậu về trồng với giá 27.000 đồng/cây, bình quân 1ha trồng 800 cây.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm