| Hotline: 0983.970.780

Giống ớt chỉ thiên F1-Việt AK 12 bén duyên vùng Đông Trường Sơn

Thứ Tư 03/02/2021 , 10:00 (GMT+7)

Người dân tỉnh Gia Lai trồng giống ớt chỉ thiên lai F1-Việt AK 12 trúng lớn vì giống cho năng suất cao, bán rất được giá.

Giống ớt chỉ thiên lai F1- Việt AK 12 cho năng suất rất cao.

Giống ớt chỉ thiên lai F1- Việt AK 12 cho năng suất rất cao.

Vụ ĐX 2019-2020 và hè thu 2020, Công ty TNHH An Phú Nông triển khai trồng thử nghiệm giống ớt lai chỉ thiên F1- Việt AK 12 tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, thị xã An Khê. Đây là 2 vụ chính trong năm được công ty triển khai cho người dân trồng trên địa bàn.

Qua trồng thử nghiệm cho thấy, giống ớt này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng Đông Trường Sơn. Vụ hè thu vừa rồi, bà con vùng này trồng 100ha. Sau khoảng 80 ngày bắt đầu cho thu hoạch với năng suất 18- 20 tấn/ha. Do giá ớt tăng cao (có thời điểm 130.000 đồng/kg) nên người trồng ớt ở đây trúng lớn.

Người dân trồng giống ớt chỉ thiên lai F1-Việt AK 12 có mùa vụ bội thu.

Người dân trồng giống ớt chỉ thiên lai F1-Việt AK 12 có mùa vụ bội thu.

Nông dân Đặng Văn Tâm (tổ 1, phường An Bình, thị xã An Khê) cho biết, gia đình ông trồng 3.000m2 ớt giống lai chỉ thiên F1-Việt AK 12, hiện đang thu hoạch. “Vườn ớt sai lắm, ước năng suất đạt gần 20 tấn/ha. Với giá như hiện tại khoảng 130 ngàn đồng/kg, Tết này gia đình tôi 'ấm' rồi".

Được biết, giống ớt lai chỉ thiên F1-Việt AK 12 có thể trồng quang năm. Giống này có đặc điểm cây khỏe, kháng bệnh tốt, phân nhánh mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi… Khi chín, trái màu đỏ tươi, dài 6,7- 7,5cm, cơm dày, đóng kín hạt, cuống to, cay, bảo quản được lâu, thích hợp cho xuất khẩu và phơi khô…

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.