Theo truyền thông địa phương, loài tôm hùm mới phát hiện này đã được một nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Đài Nam (NUTN) tìm thấy và nó chưa từng được xếp vào danh mục nào ở Đài Loan. Kết quả sau ba năm nghiên cứu, phó giáo sư Huang Ming-chih (Khoa Công nghệ và Sinh học thuộc NUTN) đã đi đến kết luận đây là loài tôm hùm mới đặc hữu của Đài Loan.
Các nhà khoa học cho biết, lúc đầu loài giáp xác này được cho là ngoại lai xâm thực nhưng sau đó nhiều ngư dân ở vùng Keelung cũng xác nhận đã từng bắt được cá thể tôm hùm y hệt ở ngoài khơi quần đảo Dongsha (Pratas) của Đài Loan.
Ông Huang cũng tiết lộ đã nghe ngư dân nói về "những con tôm hùm trắng đỏ tuyệt đẹp" trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ được nhìn thấy tận mắt. Và cho tới khi được tiếp cận nghiên cứu đã đi đến kết luận loài tôm hùm này có tên khoa học là Metanephrops neptunus hay còn gọi là tôm hùm Neptune. Nó được phân biệt bởi bộ mai và chân màu đỏ, còn bụng tới đuôi màu trắng.
Loài tôm hùm thường sinh sống dưới đáy biển này trước đây chỉ được ghi nhận ở Biển Đông vào năm 1965 và ở ngoài khơi bờ biển phía tây của Australia ở độ sâu 300 đến 600 mét.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại vùng Keelung, nhà khoa học Huang Ming –chih cùng với chuyên gia Kawai Tadashi ở Viện Thủy sản Wakkanai đã bắt được 10 cá thể tôm hùm Neptune trưởng thành, trong đó có 3 con cái mang trứng. Ông Huang mô tả phát hiện này là "những mẫu vật quý hiếm giúp chúng ta hiểu thêm về hệ sinh thái của loài tôm hùm này".
Các nhà khoa học cho biết, trong số 45 loài tôm hùm trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 14 đến 16 loài là loài đặc hữu của Đài Loan và chủ yếu được tìm thấy ở ngoài khơi vùng biển Đài Đông, Hoa Liên, Yilan, Keelung, Hengchun Penurus và Penghu.
Còn theo ngư dân ở Keelung, loài tôm hùm mới phát hiện thuộc diện cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 40 con mỗi năm. Chính vì sự quý hiếm và màu sắc khác thường của chúng khiến cho loài tôm hùm này trở thành một trong những loài tôm hùm đắt đỏ nhất thế giới.