| Hotline: 0983.970.780

Gỗ keo tăng giá mạnh, người trồng rừng vui hơn tết

Thứ Hai 11/03/2019 , 08:42 (GMT+7)

Cuối năm ngoái, giá gỗ keo nguyên liệu tăng lên 1,2 triệu đồng/tấn người trồng rừng ở Bình Định đã vô cùng phấn khởi. Bước sang đầu năm 2019, giá gỗ keo lại tăng đến 1,3 triệu đồng/tấn, sức mua cũng rất mạnh.

Người trồng rừng Bình Định khai thác gỗ keo để bán được giá cao

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh này đang có 150.000ha rừng trồng, trong đó chỉ có một ít rừng trồng phòng hộ, còn lại hầu hết là rừng SX. Hàng năm, những tổ chức, cá nhân trồng rừng ở Bình Định khai thác trồng lại khoảng 10.000ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn gỗ nguyên liệu. “Từ đầu năm 2019 đến nay, giá gỗ rừng trồng tăng mạnh, nên các chủ rừng tranh thủ thời tiết nắng ráo tổ chức khai thác những diện tích rừng đã đến chu kỳ thu hoạch”, ông Dũng cho hay.

Ông Cao Minh Thi, Chủ tịch UBND xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn), cho biết từ đầu năm đến nay trên địa bàn xã người trồng rừng đã khai thác được khoảng 300 tấn gỗ keo. Giá gỗ keo nguyên liệu lên 1,3 triệu đồng/tấn, tăng 200.000đ/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 100.000đ/tấn so thời điểm cuối năm ngoái. Với giá này, người trồng keo thu lãi lớn.

Theo tính toán của những hộ chuyên trồng rừng SX ở Bình Định, trong suốt chu kỳ 5 năm, đầu tư cho 1ha rừng keo từ tiền mua cây giống, công cuốc hố, trồng cây giống và bón phân lót… chi phí hết khoảng hơn 20 triệu đồng. “Sau chu kỳ 5 năm là thu hoạch, nếu rừng keo nào được chăm sóc tốt sẽ đạt năng suất 120 tấn/ha, rừng keo nào chăm sóc “thất bát” năng suất cũng cho được 80 tấn/ha. Với giá 1,3 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng rừng có lãi bình quân khoảng hơn 60 triệu đồng/ha.

11-22-01_2
Dăm gỗ nguyên liệu xuất khẩu hiện tăng từ 120 USD/tấn dăm khô lên 135USD/tấn dăm khô

Ông Võ Vạn Toàn, Giám đốc Cty TNHH Sông Kôn, đơn vị chuyên chế biến dăm gỗ xuất khẩu đóng tại Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn) cho hay: “Trung Quốc đang nhập khẩu mạnh mặt hàng dăm gỗ. Từ đầu năm đến nay công ty chúng tôi đã xuất bán sang Trung Quốc được 20.000 tấn dăm tươi (10.000 tấn khô). Giá thu mua dăm của thị trường Trung Quốc cũng tăng khá, nếu như vào cuối năm 2018 giá bán tại cảng chỉ 120 USD/tấn dăm khô, hiện đã tăng đến 135 USD/ tấn dăm khô”.

Quyết tâm nuôi rừng gỗ lớn

Hiện giá gỗ rừng trồng tăng mạnh đã kích thích nhiều hộ trồng rừng ở Bình Định nhanh tay khai thác những diện tích rừng 4 – 5 năm tuổi để bán được giá cao. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng rừng vẫn quyết tâm “nuôi” rừng gỗ lớn, không bán rừng non để có thu nhập cao hơn. Ví như những hộ trồng rừng ở 2 xã Tây Phú và Bình Tân (huyện Tây Sơn) trong 2 năm qua đã được Viện Nghiên cứu lâm sinh thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) hỗ trợ cây giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc để “nuôi” rừng gỗ lớn.

Có hơn 30ha rừng keo, ông Nguyễn Tự Trọng, ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú bộc bạch: “Lâu nay bán rừng non, thấy cũng tiếc, nhưng do điều kiện kinh tế, chăm sóc và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế nên phải bán rừng non. Bây giờ, tôi nhận thấy trồng rừng gỗ lớn thu lãi cao nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư”.

 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.