| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới

Gò Quao vững bước tiến lên

Thứ Tư 12/08/2020 , 09:20 (GMT+7)

Gò Quao đã có 100% xã đạt chuẩn và huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí, đang vững bước tiến lên trở thành huyện nông thôn mới tiếp theo của tỉnh Kiên Giang.

Phát huy vai trò chủ thể của dân

Triển khai thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Gò Quao đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, bộ mặt nông thôn đã có bước thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần dân được nâng lên, nhất là đối với các xã sớm đạt chuẩn.

Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới cho đến nay, huyện Gò Quao đã huy động được gần 2.200 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Ảnh: Trung Chánh.

Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới cho đến nay, huyện Gò Quao đã huy động được gần 2.200 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Ảnh: Trung Chánh.

Nói về bài học kinh nghiệp trong hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, ông Lê Hữu Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Quao cho rằng: “Muốn thành công thì phải phát huy được vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phải là giải pháp quan trọng hàng đầu”.

Theo đó, các cấp chính quyển, đoàn thể phải làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp ngày công lao động, tiền của, đất đai, hoa màu, vật kiến trúc và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình.

Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng, Gò Quao đang vững bước tiến lên huyện nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng, Gò Quao đang vững bước tiến lên huyện nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Thăm quan vườn khóm kết hợp với du lịch sinh thái ở huyện Gò Quao

Thăm quan vườn khóm kết hợp với du lịch sinh thái ở huyện Gò Quao

Huyện Gò Quao nằm trong vùng Tây sông Hậu nên có cảnh quan mang những đặc trưng của vùng ĐBSCL, có hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc, có thảm thực vật khá đa dạng xanh tốt quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, sầu riêng, dâu, khóm… kết hợp với phát triển du lịch sinh thái vườn.

Thông qua công tác tuyên truyền, các đoàn thể tham gia tích cực trong vận động thực hiện các mô hình điểm, môi trường sinh thái nhiều chuyển biến như: hỗ trợ dụng cụ chứa nước hợp vệ sinh, thắp sáng đường quê, xây dựng lò đốt rác gia đình, xây dựng bể thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực, các công trình 5 không 3 sạch, công trình hố xí gia đình…

Đầu tư hạ tầng, tổ chức lại sản xuất

Xác định xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Việt Xô, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Gò Quao cho biết, quá trình xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đã phát huy hiệu quả. Ngày càng có nhiều hộ nông dân tận dụng hết tiềm năng lợi thế đất đai, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí phí đầu tư, tạo ra nhiều mô hình sản xuất mới hiệu quả. Nhiều ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển.

Hàng năm, phòng NN-PTNT huyện Gò Quao có kế hoạch cụ thể thực hiện đạt tiêu chí về thủy lợi, đồng thời duy trì, nâng cấp khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của hệ thống thủy lợi. Giai đoạn 2010-2015, toàn huyện đã đầu tư, nạo vét 184 công trình thủy lợi lớn, 9 cống và 95 công trình thủy lợi nội đồng, phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Gò Quao đã xây dựng được các vùng chuyên cây trồng chủ lực, như: khóm, hồ tiêu, lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Gò Quao đã xây dựng được các vùng chuyên cây trồng chủ lực, như: khóm, hồ tiêu, lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Giai đoạn 2016 đến nay, đã tổ chức nạo vét được 221 kênh thủy lợi lớn, 10 công trình thủy lợi nội đồng, 41 cống, 34 đập ngăn mặn, 41 trạm bơm điện, hệ thống đê bao dài 75 km… Từ đó, cơ bản hệ thống hạ tầng khép kín được gần 90% diện tích canh tác, tương đương với trên 22.200 ha đất sản xuất lúa. Nâng tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động của các xã đạt gần 90%.

Về nông nghiệp, tập trung sản xuất theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp với từng vùng và thích ứng biến đổi khí hậu. Mạnh dạn chuyển đổi trên 2.700 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi tôm-lúa, trồng khóm, hồ tiêu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Gò Quao đã xây dựng được các vùng chuyên cây trồng chủ lực, như: khóm, hồ tiêu, lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Gò Quao đã xây dựng được các vùng chuyên cây trồng chủ lực, như: khóm, hồ tiêu, lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, chuyên canh tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Đến nay, Gò Quao đã xây dựng được 6 nhãn hiệu tập thể cho các loại cây trồng, thủy sản nuôi chủ lực của huyện, gắn với sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GobalGAP… Đẩy mạnh thực hiện liên kết, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản. … đã và đang phát huy hiệu quả.

Huy động gần 2.200 tỷ đồng xây dựng NTM

Tổng kinh phí huyện Gò Quao đã huy động xây dựng NTM đến nay là hơn 2.189 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 38 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 973 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 103 tỷ đồng, ngân sách xã 15,5 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án hơn 511 tỷ đồng, vốn vay tín dụng gần 109 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 160 tỷ đồng và huy động trong dân được gần 250 tỷ đồng.

Trong tổ chức sản xuất, đã chỉ đạo tốt việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát huy những cây trồng, vật nuôi, thủy sản lợi thế của huyện. Đến nay, đã bố trí quy hoạch lại cây lúa, cây hồ tiêu, cây khóm, tăng diện tích nuôi tôm-lúa, giảm diện tích cây trồng không hiệu quả như cây mía, lúa vụ 3 ...

 Từ đó, đã xây dựng được các sản phẩm mang tính chủ lực của huyện gắn với xây dựng nhãn hiệu tiệp thể và sản xuất đạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ như mô hình sản xuất khóm-tôm tại xã Vĩnh Phước A, hồ tiêu tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam…

Đến nay, huyện Gò Quao đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, như: vùng sản xuất lúa giống tại xã Định An, Định Hòa và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với mô hình cánh đồng lớn liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là cây hồ tiêu, vùng sản xuất tiêu đạt chuẩn hữu cơ, vùng sản xuất cây ăn trái, vùng chuyên canh cây có giá trị.

Triển khai thực hiện cánh đồng lớn, hàng năm huyện có tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Các công ty, doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các tổ chức nông dân. Từ đó, tạo thành chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trên cơ sở đó, đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế tập thể của huyện phát triển về số lượng và nâng lên về chất lượng hoạt động, với 37 hợp tác xã và 436 tổ hợp tác.

Cây khóm là cây trồng chủ lực của huyện Gò Quao, được quy hoạch thành vùng chuyên canh lớn và xây dựng thương hiệu tập thể. Ảnh: Trung Chánh.

Cây khóm là cây trồng chủ lực của huyện Gò Quao, được quy hoạch thành vùng chuyên canh lớn và xây dựng thương hiệu tập thể. Ảnh: Trung Chánh.

Tính đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 55,6 triệu đồng/người/năm (chuẩn 50 triệu), tăng 38,6 triệu đồng/người/ năm so với năm 2010. Hộ nghèo toàn huyện đến nay có 1.167 hộ, chiếm 2,95% (chuẩn <4%).

Môi trường xanh, sạch, đẹp

Trên địa bàn toàn huyện có khoảng 128 km đường kiểu mẫu, gắn với thắp sáng đường quê và 74km  đường hoa được trồng các loại như bông trang, hoàng yến, hoa dừa... Định kỳ hàng tháng, chính quyền địa phương cùng với nhân dân ra quân phát hoang bụi rậm, nhánh cây vương ra đường, nhặt rác để tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sach, đẹp. Tỷ lệ cây xanh bao phủ trên địa bàn toàn huyện khoảng 86% diện tích đất tự nhiên trên địa bàn toàn huyện. Hệ thống kênh thủy lợi, các tuyến giao thông chính thường xuyên được cải tạo, nạo vét để điều hòa sinh thái, khơi thông dòng chảy.

Huyện Gò Quao đã xây dựng được trên 100 km đường kiểu mẫu, xanh - sạch - đẹp, gắn với chương trình thắp sáng đường quê. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Gò Quao đã xây dựng được trên 100 km đường kiểu mẫu, xanh - sạch - đẹp, gắn với chương trình thắp sáng đường quê. Ảnh: Trung Chánh.

Đối với rác thải sinh hoạt, ngoài việc được thu gom, tập kết tại bãi rác tập trung của huyện khoảng 8- 9 tấn/ngày, toàn huyện còn có 3.765 lò đốt rác hộ gia đình, xử lý khoảng 9,2 tấn rác/ngày. Ngoài ra, người dân còn ý thức xây dựng hố chôn lấp rác tại gia đình, với khoảng 11.620 hố và thu gom đốt tại các khu đất trống, với khối lượng xử lý trung bình khoảng 19 tấn/ngày.

Các tuyến đường hoa ngày càng nổ rộ ở các xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Gò Quao. Ảnh: Trung Chánh.

Các tuyến đường hoa ngày càng nổ rộ ở các xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Gò Quao. Ảnh: Trung Chánh.

Rác thải nông nghiệp, chủ yếu là vỏ bao bì, chai đựng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng, trung bình toàn huyện hàng năm phát sinh khoảng trên 400 tấn. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 97 điểm thu gom, được xây dựng tại các trục, tuyến nội đồng hoặc các điểm giao cắt người dân đi qua lại để thuận tiện cho việc thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV. Bên cạnh đó, một số công ty cung ứng hóa chất BVTV tổ chức chương trình đổi vỏ chai, bao bì thuốc BVTV để nhận quà. Trung bình, hàng năm khối lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV được thu gom, xử lý khoảng 360 tấn.

Đối với phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, vỏ trấu, người dân tận dụng bán cho thương lái để sản xuất nấm rơm, ủ phân hữu cơ, làm chất đốt… hạn chế tôi đa gây ô nhiễm môi trường.

Tập trung xây dựng xã nâng cao, kiểu mẫu

Giai đoạn 2020-2025, huyện Gò Quao phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nâng cao và có ít nhất có từ 1-2 xã đạt chuẩn kiểu mẫu theo quy định hiện hành. Huyện Gò Quao xây dựng kế hoạch và thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn huyện nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 77 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%. Giai đoạn 2025-2030, huyện có 10/10 xã đạt chuẩn nâng cao và có ít nhất từ 3-5 xã đạt chuẩn kiểu mẫu. Phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2030.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm