| Hotline: 0983.970.780

Google Doodle hôm nay

Google Doodle hôm nay 22/4: Biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 22/04/2022 , 08:26 (GMT+7)

Nhân Ngày Trái Đất 2022, Google Doodle gửi thông điệp về tình hình biến đổi khí hậu tác động lên 'hành tinh Xanh' bằng hình ảnh tua nhanh thời gian thực từ Google Earth Timelapse.

Google Doodle 22/4: Biến đổi khí hậukhiến Trái Đất nóng lên

Google Doodle 22/4: Biến đổi khí hậukhiến Trái Đất nóng lên

Google doodle hôm nay 22/4

Hằng năm, cứ đến Ngày Trái Đất 22/4, Google Doodle lại cập nhật những biểu trưng mới để gửi đến những thông điệp giúp chúng ta hướng đến những hành động bảo vệ 'hành tinh Xanh'.

Nhân kỷ niệm Ngày Trái Đất năm 2022, Google đã thay đổi Doodle của mình trên trang chủ để đề cập đến một trong những chủ đề cấp bách nhất của thời đại chúng ta hiện nay, đó là biến đổi khí hậu.

Google chia sẻ: "Sử dụng hình ảnh tua nhanh thời gian thực từ Google Earth Timelapse và các nguồn khác, Doodle thể hiện tác động của biến đổi khí hậu trên bốn khu vực khác nhau xung quanh hành tinh của chúng ta. Hãy theo dõi suốt cả ngày để xem những cảnh này, mỗi cảnh còn lại trên trang chủ trong vài giờ tại một thời điểm."

Hình ảnh băng tan dần trên Núi Kilimanjaro tại Tanzania, Châu Phi được chụp vào tháng 12 hàng năm từ 1986 đến 2020

Hình ảnh băng tan dần trên Núi Kilimanjaro tại Tanzania, Châu Phi được chụp vào tháng 12 hàng năm từ 1986 đến 2020

Hình ảnh băng tan tại Sermersooq của Greenland được chụp vào tháng 12 hàng năm từ năm 2000 đến năm 2020

Hình ảnh băng tan tại Sermersooq của Greenland được chụp vào tháng 12 hàng năm từ năm 2000 đến năm 2020

Hình ảnh băng tan tại Rạn san hô Great Barrier tại Úc được chụp từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016

Hình ảnh băng tan tại Rạn san hô Great Barrier tại Úc được chụp từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016

Hình ảnh Rừng Harz tại Elend, Đức bị phá hoại do nhiệt độ tăng và hạn hán nghiêm trọng được chụp vào tháng 12 hàng năm từ 1995 đến 2020.

Hình ảnh Rừng Harz tại Elend, Đức bị phá hoại do nhiệt độ tăng và hạn hán nghiêm trọng được chụp vào tháng 12 hàng năm từ 1995 đến 2020.

Ngoài ra, Google cũng gửi đi thông điệp: "Hành động ngay bây giờ và cùng nhau để sống bền vững hơn là cần thiết để tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu"

Ngày Trái Đất 22/4 là gì?

Ngày Trái Đất là một ngày để con người nâng cao nhận thức và giá trị về môi trường tự nhiên của Trái Đất. Ngày này được tài trợ bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 /4/1970.

Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố chọn ngày 22/4 hàng năm sẽ là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Ngày nay, Ngày Trái đất đã một sự kiện không thiếu ở nhiều quốc gia. Trong ngày này, nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường.

Nguồn gốc ra đời của Ngày Trái đất

Ngày Trái đất (Earth Day) được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.

Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn".

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận.

Google Doodle là biểu tượng đặc biệt, hình ảnh khác nhau thay thế tạm thời cho biểu tượng, logo của Google.

Thay vì logo truyền thống với dòng chữ "Google" khô khan thì đội ngũ thiết kế của hãng đã biến tấu nó thành những hình ảnh hài hước, vui vẻ, ý nghĩa nhằm nhắc nhở mọi người về các ngày lễ hội, kỷ niệm hay sự kiện đặc biệt của thế giới.

Việc này không chỉ đóng góp không nhỏ vào việc "phổ cập" kiến thức theo cách thông minh mà nó còn tạo cho người dùng thói quen chờ Google Doodle xem "hôm nay có gì mới".

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm