| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Tổng đàn đại gia súc tăng vọt

Thứ Sáu 15/03/2019 , 14:15 (GMT+7)

Từ năm 2017 đến nay, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Hà Giang tăng gần 15.000 con trâu, bò. Riêng 2 tháng đầu năm 2019 toàn tỉnh tăng 672 con.

15-18-28_1
Từ chăn nuôi đại gia súc, nhiều hộ dân ở xã Sủng Chà, huyện Mèo Vạc có cuộc sống ấm no

Số lượng tổng đàn tăng nhanh đánh dấu bước phát triển trong ngành chăn nuôi của tỉnh này. Từ chăn nuôi đại gia súc nhiều hộ thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Ông Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết, thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các phương án, đề án phát triển đàn chăn nuôi đại gia súc; hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi; đẩy mạnh thực hiện thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò; cải tạo, mở rộng diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi...

Hơn 2 năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện phối giống nhân tạo được gần 12.000 con trâu, bò, trong đó có hơn 8.300 con được phối giống thành công. Năm 2018, tỉnh trồng mới và thay thế 112 ha diện tích đồng cỏ, nâng tổng diện tích trồng cỏ hiện có toàn tỉnh lên 24.650 ha. Tỉnh giải ngân trên 376 tỷ đồng từ Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh cho trên 4.600 hộ vay mua trên 18 nghìn con trâu, bò… nâng tổng số đàn trâu, bò của tỉnh nên 288.624 con.

Năm 2017, gia đình anh Vàng Chỉn Thanh, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên được vay 100 triệu đồng từ Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh Hà Giang. Anh vay thêm từ người thân, bạn bè mua 10 con bò. Sau 2 năm tích cực chăm sóc, có 3 con bò sinh sản thêm được 3 con bê.

Anh Thanh cho biết, được vay vốn là điểm tựa vững chắc giúp những người dân nghèo như anh có “cần câu” để phát triển kinh tế, vươn lên cuộc sống ấm no. Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mua thêm trâu để tăng đàn gia súc của gia đình lên quy mô trên 20 con.

Huyện Hoàng Su Phì hiện có gần 30.000 con trâu, bò. Huyện đã xây dựng được 30 trang trại, trong đó 7 trang trại chăn nuôi trâu, bò. Thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển, huyện đã tạo điều kiện cho 513 hộ dân vay gần 42 tỷ đồng đầu tư chăn nuôi trâu, bò.

15-18-28_2
Với diện tích đồng cỏ hơn 24.600 ha là nền tảng quan trọng giúp ổn định nguồn thức ăn cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Bà Lý Chòi Nhàn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoàng Su Phì cho biết, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cùng việc hỗ trợ vốn vay, huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi; theo dõi sát tình hình sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi của các hộ được vay vốn. Ổn định nguồn thức ăn trong chăn nuôi, huyện khuyến khích các hộ dân duy trì ổn định việc trồng gần 3.000 ha cỏ voi, cỏ VA06.

Gia đình anh Phàn Văn Hon, thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì là một trong những hộ chăn nuôi đại gia súc nhiều nhất thôn. Trước đây gia đình anh chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc chỉ phục vụ cày kéo.

Anh Hon chia sẻ, nếu làm nông nghiệp đơn thuần thì lam lũ quanh năm cũng chỉ đủ ăn, sẽ không có tiền dư ra để trang trải cuộc sống và đầu tư cho con cái học tập. Năm 2016, anh bàn với vợ vay tiền ngân hàng mua 3 con trâu sinh sản, trồng 2 ha cỏ voi làm thức ăn cho đàn vật nuôi. Đến nay đàn trâu đã sinh sản thêm 3 con. Có trâu làm vốn rồi, mỗi lần gia đình có việc lớn anh sẽ không phải lo đến việc đi vay mướn khắp nơi như trước đây nữa.

Hà Giang hiện có 176 gia trại, trang trại/116.697 hộ chăn nuôi trâu, bò, chiếm 0,15% số hộ chăn nuôi. Con số này cho thấy dù có nhiều khởi sắc song chăn nuôi ở tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy việc thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người nông dân; đồng hành tư vấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm sẽ tạo đà cho ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển, từ đó từng bước nâng cao đời sống của người dân.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm