| Hotline: 0983.970.780

Hà Khẩu- "cửa ngõ" đổ bộ hàng Trung Quốc vào Việt Nam

Thứ Tư 10/06/2009 , 09:49 (GMT+7)

Từ khi đường sắt Hải Phòng- Hà Nội- Lào Cai hoàn thành, Hà Khẩu trở thành một ga hàng hoá cực lớn của Trung Quốc khi họ muốn vươn cánh tay về phía biển Đông…

Thị trấn Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam nằm đối diện với TP Lào Cai qua dòng sông Hồng và dòng Nậm Thi. Từ khi đường sắt Hải Phòng- Hà Nội- Lào Cai hoàn thành, Hà Khẩu trở thành một ga hàng hoá cực lớn của Trung Quốc khi họ muốn vươn cánh tay về phía biển Đông…

Hàng tràn siêu thị, hàng ra vỉa hè

Những người cao tuổi sống nhiều năm ở TP Lào Cai kể rằng: Trước chiến tranh biên giới tháng 2/1979, thị trấn Hà Khẩu thua xa TX Lào Cai khi ấy, người Trung Quốc còn mua điện thắp sáng và hàng hoá của Lào Cai.

Kể từ tháng 10/1991, khi tỉnh Lào Cai được tái lập, nhất là khi tuyến đường sắt Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng được nối lại và thông tuyến thì Hà Khẩu phát triển một cách chóng mặt. Khu vực giáp với cửa khẩu kéo dài tới tận cầu Kim Thành dài gần chục cây số là những toà nhà cao từ 8-12 tầng. Toàn bộ khu vực cửa khẩu là khu thương mại, dịch vụ, chi nhánh của các Cty khắp đất nước Trung Hoa có quan hệ buôn bán làm ăn với Việt Nam. 

Quầy hàng bán quần áo trẻ em ở đường Quảng Ninh- Hà Khẩu

Hàng hoá ở đây nhiều vô kể, không thiếu một thứ gì, những mặt hàng cao cấp: Tivi, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ đến chiếu trúc, giấy ăn, đồ chơi con trẻ…thứ hàng hoá nào kiểu dáng cũng đẹp, màu sắc sặc sỡ và hấp dẫn. Nhiều nhất vẫn là vải vóc và đồ chơi con trẻ, được bày bán khắp nơi từ trong siêu thị đến các quầy hàng ở vỉa hè. Tôi để ý thấy người vào mua hàng ở đây chủ yếu là người Việt Nam, rất ít người Trung Quốc, họ chỉ đến xem rồi đi. Hỏi ông Trần Chí Bình- GĐ kinh doanh Cty Giống Long Bình, người dẫn tôi đi thăm phố sá, ông Bình cho biết: Hàng ở cửa khẩu chủ yếu bán cho người Việt Nam bên Lào Cai sang mua. Người Trung Quốc ít mua vì ở cửa khẩu  đắt hơn hàng bán phía trong nội địa…

Chị Nguyễn Thị Vân, người dân Phố Mới, TP Lào Cai hàng ngày sang Hà Khẩu đổi tiền cho khách Việt Nam, chị ngồi ở cuối đường Quảng Ninh cho tôi biết: Nửa phố này là phố vải, phía bên tay trái là quần áo, đồ chơi trẻ em, phía tay phải là vải cuộn và quần áo người lớn. Những cuộn vải đủ màu kia chủ yếu bán buôn cho người Việt mình, trước Tết âm lịch khoảng ba tháng, anh không thể nào chen chân vào đây được, vì các thương lái các tỉnh về đây mua hàng. Còn bây giờ thì anh thấy, quần áo trẻ em và đồ chơi bán chạy vèo vèo. Những người tới xếp hàng kia là dân “cửu vạn” ở Lào Cai sang chở thuê cho các chủ hàng đấy. Quần áo trẻ em thì chả cứ, mùa nào bán cũng chạy…

 

 

 

Bên cạnh đó là cửa hàng đồ chơi trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến cấp II: Bảng chữ số, xếp hình, súng, siêu nhân, máy bay, ôtô…làm bằng nhựa rất nhiều màu sắc. Trẻ em Việt Nam vô tư chơi hàng Tàu, ôm ấp những con búp bê cả trong lúc ngủ, suốt ngày sờ nắm ôtô, máy bay…có em còn gặm, ngậm đồ chơi vào miệng, chả biết rằng trong những đồ chơi đó chứa chất ung thư. Chỉ đến khi chính phía Trung Quốc phát hiện ra thì người Việt Nam mới biết. Biết vẫn cứ mua, vì người mua và lũ trẻ có biết gì đâu. Tôi hỏi một chị chở hàng thuê, chị bảo: Chủ hàng của bọn em ở bên Lào Cai, bọn em mang số hàng này về cho họ, sáng một chuyến, chiều một chuyến, nếu chở hết cỡ và có nhiều loại hàng đẹp thì mỗi ngày bọn em kiếm được từ 60- 70 ngàn đồng. Em là dân cửu thuê, chả biết hàng này họ làm ở đâu, Côn Minh, Hồ Bắc hay Quảng Đông…

Đại siêu thị Hữu Bằng nằm cách cửa khẩu gần một cây số, ở đây có rất nhiều hàng hoá, tầng I bán hàng điện máy và bách hoá tổng hợp. Tầng II, III là vải vóc và trang phục. Đại siêu thị rộng mênh mông nên tôi không đủ sức đi hết các gian hàng, chỉ leo được đến tầng hai. Tại đây cơ man là quần áo và vải vóc. Mỗi quầy hàng đều thuê một người Việt Nam bán hàng và làm phiên dịch. Tôi hỏi cô bé bán hàng tên là Bùi Thị Vân, người Trung Quốc nhưng có mẹ là người Việt Nam: Cháu có biết hàng này nhập từ Thượng Hải hay Côn Minh về? Vân khoát tay chỉ lên các giá hàng: Cháu biết chứ, tất cả mấy gian hàng này lấy từ Quảng Đông. Chủ quầy hàng này là người Quảng Đông mà. Cái ga trải giường này giá một triệu, chú mua không? Người Hải Phòng và Hà Nội mua nhiều lắm, gần tết bán được nhiều hơn, họ chở bằng ôtô ở kho trong kia, hôm qua họ lấy 15 bọc (kiện hàng), toàn hàng ba thứ kia chú à. Tôi hỏi Vân: Họ mua nhiều thế làm sao mang về được? Vân đáp: Cháu không biết, chắc là họ thuê người mang hộ chứ…

Tôi giật mình mới đây được biết phía Trung Quốc phát hiện chất formaldehyde- chất gây ung thư có trong vải vóc, hàng hoá xuất xứ từ Quảng Đông, đã tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường, mà Hà Khẩu chỉ là một ga hàng của họ trước khi đưa vào Việt Nam.

Quầy bán đồ chơi trẻ em

Tôi hỏi chị Vân: Nghe nói đồ chơi và vải vóc của Trung Quốc có nhiễm chất ung thư, chị đã biết chưa? Chị Vân lắc đầu: Em cũng chỉ nghe loáng thoáng trên tivi thôi. Ôi giời, cũng giống như chuyện sữa của Trung Quốc vừa qua báo chí nói ầm ĩ lên đấy. Bây giờ lại đâu lại vào đấy…

Đúng như chị Vân nói, đường Quảng Ninh- Hà Khẩu là phố hàng vải, và quần áo. Những người bán hàng ở đây không giống người Việt Nam luôn coi khách hàng là “thượng đế”, họ quát tháo ầm ầm, quăng từng xấp vải, xấp quần áo ra cho những “cửu vạn” Việt Nam chọn. Trước quầy hàng họ ghi những dòng chữ: “Giá bán nhà máy không mặc cả”, rồi ghi giá từng loại trên các dãy quần áo. Một “cửu vạn” Việt Nam có lẽ chọn nhiều quá, nên bị chủ cửa hàng mắng xơi xơi bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung: Cái pà lày, không nấy thì thoi nhá, đi chõ khác mà mua. Ngời nào cũng như pà thì tôi chết à…Nói rồi bà chủ cửa hàng đá xấp vải sang bên cạnh vớ cốc nước để trên ghế uống ừng ực. Cứ nhìn cách bán hàng vừa bán vừa la ó om xòm thì thấy ở Trung Quốc người bán hàng cho dân Việt Nam chính họ mới là “thượng đế”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm