| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Thứ Bảy 20/04/2024 , 08:14 (GMT+7)

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Tỉnh Phú Yên chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước. Ảnh: KS.

Tỉnh Phú Yên chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước. Ảnh: KS.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Phú Yên, xu thế nhiệt độ tiếp tục tăng dần và hiện tượng ENSO duy trì, nghiêng về pha nóng, có xu hướng cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Từ tháng 6 - 8/2024 là giai đoạn nắng nóng cao điểm xảy ra trên toàn tỉnh. Cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2023, gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn; lượng mưa các nơi trong tỉnh xấp xỉ, đến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-30%. Điều này gây nguy cơ cao hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt ở các khu vực vùng núi, ven biển và cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình trên, mới đây UBND tỉnh Phú Yên đã có công điện về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và Công ty TNHH Một thành viên thủy nông Đồng Cam thường xuyên theo dõi, cập nhật, báo cáo tình hình nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt từ nay đến cuối vụ hè thu năm 2024.

Chủ động kiểm tra, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các ao, hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn; căn cứ tình hình nguồn nước và khả năng cấp nước của các công trình hồ chứa, đập để kịp thời điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế.

Cùng với đó, chủ động chuyển đổi cơ cấu diện tích trồng lúa ở vùng có nguy cơ cao thiếu nước trong mùa khô, hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước, sang cây trồng khác; thực hiện ngay các biện pháp tăng cường tích, trữ nước ở các ao, hồ có sẵn; tu bổ, nạo vét các kênh mương, cống lấy nước, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn khác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước.

Ngoài ra xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra bị hạn hán, thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, nuôi trồng cho phù hợp, không để thiếu nước sinh hoạt. Trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân…

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.