| Hotline: 0983.970.780

Hai doanh nghiệp Việt phối hợp với Mỹ nghiên cứu vắc-xin Dịch tả lợn châu Phi

Thứ Hai 13/07/2020 , 13:55 (GMT+7)

Các “ông lớn” trong ngành thuốc thú y và chăn nuôi phối hợp với cơ quan Mỹ về nghiên cứu sản xuất vắc xin, chuyển giao giống virus Dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh. Ảnh: Minh Phúc.

Hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y tiết lộ, hai doanh nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan của Mỹ để nghiên cứu sản xuất vắc xin Dịch tả châu Phi là Công ty Cổ phần Thuốc Thú y NAVETCO và Công ty Cổ phần DABACO.

Ngoài ra, để chạy đua trong việc sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Thú y vùng VI đã và đang thực hiện nghiên cứu, phân lập virus ASF trên tế bào; nghiên cứu kháng huyết thanh từ động vật thí nghiệm (thỏ).

Chi cục Thú y vùng VI cũng phối hợp với NAVETCO kiểm tra độc lực virus Dịch tả lợn châu Phi phân lập từ thực địa; nghiên cứu thử nghiệm vắc xin vô hoạt, nghiên cứu giảm độc virus ASF độc lực cao trên thỏ....

Ngoài ra, Chi cục Thú y vùng VI cũng hợp tác nghiên cứu với Công ty ChoongAng – Hàn Quốc; Phòng Thí nghiệm bệnh lý của trường Đại học Seoul – Hàn Quốc và Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh nghiên cứu đánh giá sự thích nghi của virus ASF độc lực cao trên tế bào.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát sinh 831 ổ Dịch tả lợn châu Phi tại 223 huyện thuộc 44 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 36.000 con, tổng trọng lượng khoảng 1.800 tấn.

Theo ông Nguyễn Văn Long, bệnh Dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, hiện nay chưa có thuốc và vắc xin. Đường lây truyền của bệnh rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát.

Chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, việc tổ chức tái đàn, tăng đàn tăng nhanh trong khi khó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, giết mổ nhỏ lẻ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh có thể dẫn đến virus Dịch tả lợn châu Phi phát tán, lây lan và gây ra các ổ dịch trong thời gian tới.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.