| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm ha cao su nhiễm bệnh

Thứ Tư 01/12/2010 , 09:57 (GMT+7)

Thừa Thiên-Huế hiện có khoảng 8.000ha cao su, tập trung phần lớn ở các huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền, trong đó có hơn 2.000ha thời kỳ khai thác với khoảng 3.000 tấn mủ khô/ngày, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân vùng trung du, miền núi. Tuy nhiên thời gian qua, một loại "bệnh lạ" đang phát triển, tấn công cây cao su khiến hàng trăm ha đổ bệnh, chết.

Người dân cho biết, ban đầu trên thân cây cao su giai đoạn khai thác mủ nổi mụn bằng đầu chiếc đũa ăn. Sau đó mầm bệnh lớn dần và phát triển nhanh ra toàn thân cây. Khi cây bị nhiễm bệnh nặng thì toàn thân cây khô dần, bong vỏ và chết. Người làm vườn chưa có cách cứu cây, các cán bộ nông nghiệp địa phương nhận định, cây bị nhiễm một loại nấm có tên khoa khọc Botryodiplodia theopeomadepat, trước đây thường gây bệnh trên cây ca cao. Loại bệnh này phát tán theo hướng gió và đường nước mưa.

Ngoài ra, nhiều loại bệnh như xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng và bệnh rụng lá... đang tấn công cây cao su ở nhiều địa phương. Hiện cả tỉnh có trên 380ha cao su giai đoạn thu hoạch mủ tại các xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông), Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Hồng Tiến (huyện Hương Trà) bị nhiễm các loại bệnh trên, trong đó 15-20% diện tích nhiễm nặng đã bị chết.

Xem thêm
Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Cây mía Cù Lao Dung tìm lại thời vàng son

Sóc Trăng Giá mía khởi sắc, niềm tin của chính quyền và người dân, sự quyết tâm của doanh nghiệp tạo điều kiện đưa cây mía Cù Lao Dung về lại thời vàng son.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.