| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm m3 gỗ quý bị tịch thu, chưa có hướng xử lý

Thứ Hai 13/11/2023 , 14:58 (GMT+7)

YÊN BÁI Hàng trăm m3 gỗ quý bị tịch thu trong các vụ việc vi phạm lâm luật từ năm 2019 đến nay, hiện chưa có hướng xử lý nên vẫn nằm đắp đống gây lãng phí. 

Hàng chục m3 gỗ quý bị tịch thu trong các vụ vi phạm lâm luật được trông coi tại Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Hàng chục m3 gỗ quý bị tịch thu trong các vụ vi phạm lâm luật được trông coi tại Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Tại Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) có gần 30 m3 gỗ quý nhóm IIA, chủ yếu là pơ mu đang được trông giữ, bảo quản trong phòng ở và khu nhà để xe, hiện đang được che đậy tạm bợ bằng các tấm tôn để chống trộm và tránh mối mục.

Theo ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, số gỗ quý này liên quan đến gần 40 vụ chặt phá rừng, trong đó có vụ đã đưa ra truy tố xét xử, một số vụ việc đang chờ xử lý.

Việc xử lý số lượng gỗ vi phạm này khó khăn vì vướng các văn bản pháp luật do Nhà nước chưa có quy định cấp kinh phí cho việc vận chuyển, trông coi, bảo quản, thuê giám định, thẩm định giá... Đến nay, việc bán đấu giá gỗ tang vật trong các vụ án chưa được thực hiện, làm cho vật chứng ngày càng xuống cấp, giảm giá trị.

Do chưa có biện pháp xử lý nên số gỗ quý vẫn đắp đống, có dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: Thanh Tiến.

Do chưa có biện pháp xử lý nên số gỗ quý vẫn đắp đống, có dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong thời gian từ năm 2019 đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát hiện nhiều vụ vi phạm, tịch thu hàng trăm m3 gỗ quý, hiếm thuộc nhóm IIA (là những cây gỗ quý hiếm cấm khai thác và cần được bảo vệ, nếu chặt phá, mua bán sẽ vi phạm pháp luật). Khối lượng đã thu giữ gồm gỗ xẻ hơn 56 m3; cành, ngọn, gốc hơn 8,3 tấn (quy gỗ tròn hơn 100 m3), chủ yếu là gỗ pơ mu và trai lý. Hiện nay, số gỗ này được các lực lượng chức năng Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh cất giữ, bảo vệ.

Hàng chục m3 gỗ pơ mu được các lực lượng chức năng thu giữ đang chờ các biện pháp xử lý. Ảnh: Thanh Tiến.

Hàng chục m3 gỗ pơ mu được các lực lượng chức năng thu giữ đang chờ các biện pháp xử lý. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết, việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là lâm sản thuộc nhóm IIA đang gặp khó khăn vướng mắc do văn bản hướng dẫn của các ngành chưa đồng bộ.

Cụ thể, theo điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định số 06 ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quy định: “Các loài thực vật rừng nhóm IIA chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ bị de dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại”.

Theo điểm đ, khoản 2, Điều 3 Thông tư số 57 ngày 5/7/2018 của Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân nêu rõ: “Tài sản là gỗ, lâm sản khác thuộc loài nguy cấp, quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại".

Như vậy, 2 văn bản trên cho thấy chưa có sự thống nhất về phương án xử lý lâm sản thuộc nhóm IIA, Nghị định số 06 ngày 22/1/2019 của Chính phủ chỉ hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, còn Thông tư số 57 ngày 5/7/2018 của Bộ Tài chính quy định không được sử dụng vào mục đích thương mại. Vì vậy, không thể thanh lý bán đấu giá số gỗ vi phạm này.

Rất cần sự thống nhất của các bộ, ngành để giải quyết số lượng gỗ có giá trị, tránh lãng phí. Ảnh: Thanh Tiến.

Rất cần sự thống nhất của các bộ, ngành để giải quyết số lượng gỗ có giá trị, tránh lãng phí. Ảnh: Thanh Tiến.

Để tránh lãng phí tài sản là tang vật vi phạm hành chính, Chi cục Kiểm lâm kiến nghị UBND tỉnh Yên Bái thu lại toàn bộ số gỗ trên để sử dụng vào mục đích công cộng; đồng thời hỗ trợ kinh phí thu giữ, bốc xếp, bảo quản cho các cho các cơ quan, đơn vị.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm