| Hotline: 0983.970.780

Hệ lụy dai dẳng của thủy điện Bản Vẽ: Chờ đến bao giờ?

Thứ Sáu 17/02/2023 , 14:51 (GMT+7)

Nguồn thu từ kinh doanh điện năng vẫn đều đặn chảy về túi chủ đầu tư của thủy điện Bản Vẽ, có điều doanh nghiệp này thiếu trách nhiệm trong việc xử lý vướng mắc.

Empty

Hàng loạt nút thắt xoay quanh thủy điện Bản Vẽ là bài toán hóc búa của tỉnh Nghệ An suốt nhiều năm qua. Ảnh: Việt Khánh. 

Chính phủ chỉ đạo xử lý nhanh, sau 4 năm vẫn mịt mù lối thoát

Ngày 28/3/2019 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc giải quyết các vấn đề sau lũ năm 2018, bàn đến những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An).

Empty

Hoàn lưu bão số 4 năm 2018 gây thiệt hại nặng nề cho miền Tây Nghệ An, gần 4 năm rồi nhưng Chủ đầu tư của thủy điện Bản Vẽ vẫn chưa giải quyết xong những phần việc liên quan. Ảnh: Việt Khánh.

Sau khi nghe báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An và ý kiến phát biểu của các bên liên quan, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, các huyện Tương Dương, Thanh Chương kiểm tra, rà soát các nội dung về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thiệt hại sau bão số 4 của người dân vùng dự án thủy điện Bản Vẽ, vùng bị ảnh hưởng trước mùa mưa lũ năm 2019. Trên cơ sở đó xem xét, xử lý hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn đầu tư của Dự án thủy điện Bản Vẽ theo đúng quy định hiện hành.

Những tưởng sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo quyết liệt, những vấn đề liên quan đến dự án thủy điện Bản Vẽ sẽ được xử lý nhanh gọn. Dù vậy đã ngót ngét 4 năm trôi qua, mọi thứ vẫn đang rối tung rối mù, tiến độ rùa bò phần nhiều đến từ trách nhiệm hời hợt của chủ đầu tư công trình trọng điểm.

Nhận thấy thực trạng nhà ở của người dân tại các khu tái định cư ngày càng hư hỏng, xuống cấp, đối diện nguy cơ mất an toàn cao, ngày 4/10/2022 UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có Công văn số 7659/UBND-CN gửi đến Văn phòng Chính phủ, khẳng định đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, đã phối hợp với EVN thống nhất những nội dung liên quan để EVN trình các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên các vấn đề nêu trên chưa được giải quyết triệt để, bất chấp người dân và cử tri đã nhiều lần lên tiếng kiến nghị.

Chính phủ chỉ đạo, từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc nhưng “nút thắt” xoay quanh thủy điện Bản Vẽ vẫn chưa được “tháo gỡ”, sự việc ngâm càng lâu quyền lợi của đồng bào vùng cao càng bị ảnh hưởng trầm trọng!!!

Quýt làm cam chịu

Quá trình xây dựng công trình thuỷ điện Bản Vẽ, năm 2004 UBND huyện Tương Dương đã thực hiện GPMB và bàn giao cho Ban quản lý dự án thuỷ điện 2 mượn đất làm công trường, qua đó tạo điều kiện để các nhà thầu chủ động bố trí chỗ ở cho công nhân.

Đáp lại sự “hào phóng” đó, sau khi công trình hoàn tất thay vì bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch, giao lại cho huyện Tương Dương quản lý, một số nhà thầu đã tự ý bán lại tài sản trên đất (lán trại, nhà công nhân ở phục vụ thi công) cho người dân. Hình thức đơn thuần là chuyển nhượng ngầm, không có hồ sơ pháp lý, không được cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn chứng thực.

Empty

Thái độ tắc trách, thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu đã khiến tài sản công bị xé lẻ. Ảnh: Việt Khánh.

Do không xử lý kịp thời, nhiều hộ đã tự ý cải tạo, xây dựng thành nhà ở kiên cố suốt từ năm 2012 đến nay. Sau hơn 10 năm, qua rà soát có 93 hộ đang sử dụng đất, tài sản trên đất tại mặt bằng khu vực công trường chính của thủy điện Bản Vẽ. Theo UBND huyện Tương Dương, chủ đầu tư đã tiến hành đo đạc, cắm mốc đến từng thửa đất ngoài thực địa. Phần diện tích có tài sản của người dân là 166 thửa/ 8,09 ha, hiện mới hoàn trả mặt bằng sạch được 2,ha còn lại 6,09 ha chưa thể thu hồi.

Ngoài ra phải kể đến 68,61 ha khác thuộc đất ven khe suối, đường giao thông, đất lâm nghiệp và các khu vực đất trống khác, đành rằng diện tích này không có tài sản trên đất nhưng cần sớm thu hồi, ban giao kịp thời cho địa phương quản lý để tránh những rắc rối nảy sinh không đáng có.

Trong nỗ lực chữa cháy, UBND huyện đang chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban liên quan và UBND xã Yên Na tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tận thu tài sản trên đất để doanh nghiệp hoàn trả mặt bằng sạch trước khi bàn giao cho địa phương quản lý theo đúng quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.