| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống đèn đỏ ở Hà Nội đồng loạt lâm bệnh

Thứ Hai 04/07/2011 , 09:26 (GMT+7)

Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, hệ thống đèn đỏ tại nhiều vị trí không hoạt động nhưng vẫn chưa được tháo bỏ đã gây rối loạn giao thông tại nhiều nút đường.

Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, hệ thống đèn đỏ tại nhiều vị trí không hoạt động nhưng vẫn chưa được tháo bỏ đã gây rối loạn giao thông tại nhiều nút đường.

Ngoài ra, nhiều người đi đường hiểu nhầm tín hiệu xanh, đỏ, vàng nên “dính bẫy” và bị lực lượng chức năng xử phạt oan.

Đèn đỏ “lâm bệnh”

Hiện nay, trên nhiều tuyến đường tại một số nút giao có đèn tín hiệu trên địa bàn thành phố Hà Nội, người dân dễ bắt gặp một vài đèn không hoạt động bỗng dưng “chết”...

Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+, tại nhiều nút giao khác tình trạng đèn tín hiệu “tê liệt” cũng khá phổ biến như: Nút giao Đại Cồ Việt-Phố Huế, Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch, Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng, Tây Sơn-Chùa Bộc, Lê Văn Lương-Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Trãi-Khương Đình, Nguyễn Trãi-Nguyễn Quý Đức…

Ghi nhận tại một số nút giao khác đã bị “bịt”, nhiều cột đèn đã dừng hoạt động. Nhưng đã tới nay vẫn chưa được thảo bỏ, sau thời gian dài không hoạt động , cũng không được “chăm sóc” nên xuống cấp nghiêm trọng. 

Thậm chí, nhiều cột khung đèn hình chữ nhật treo lủng lẳng trên hai sợi dây điện, chỉ cần một tác động nhẹ cũng sẽ rơi xuống gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngoài ra, các đèn báo người đi bộ sang đường cũng đồng loạt hỏng. Người đi bộ khi muốn sang đường, chỉ cần thấy xe dừng là chạy lẹ sang gây mất an toàn giao thông.

Hệ thống đèn bị hỏng cũng khiến cảnh sát giao thông oằn mình phân làn, giải quyết ùn tắc và người tham gia “vô tình” vi phạm luật.

Tại trục giao ngã tư Bạch Mai-Trương Định-Minh Khai-Đại La đèn đỏ đi thẳng đã hỏng, chỉ còn duy nhất đèn đỏ hướng rẽ rẽ trái sang còn hoạt động.

Nhiều người không quen đường qua đây cứ mạnh dạn kéo ga hòng nhanh chân vượt qua nút giao đó mà không hay biết đèn đỏ vẫn đang hoạt động, khi bị Cảnh sát giao thông tuýt còi mới “giật mình” miễn cưỡng chịu phạt.

Mặt nhăn nhó, ấm ức vì vừa nộp phạt oan do thiết bị đèn gặp sự cố, bác Đinh Văn Chiến, Thanh Xuân, Hà Nội cho hay: “Qua nhiều tuyến đường, đèn đỏ nhập nhằng, lúc có lúc không, nhiều khi đèn đỏ như là “bẫy” người điều khiển phương tiện khiến nhiều người vi phạm mà không biết.”

Bệnh khó bắt… mạch

Đem những thắc mắc này đến gặp Trung tá Trần Văn Đức, Đội trưởng đội điều khiển đèn tín hiệu, phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 224 nút đèn tín hiệu, vì rất nhiều lý do đã khiến những đèn này tạm ngưng hoạt động hoặc vẫn đứng chình ình trên đường dù đèn vẫn nhấp nháy vàng.”

Trung tá Đức lý giải, hệ thống đèn có nhiều loại và được bố trí từ lâu, trong quá trình tổ chức giao thông có nhiều nút đèn không cần dùng nữa bởi do bịt ngã tư, thi công bị hỏng hóc…

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, Trung tá Đức cho rằng, hệ thống đèn có từ năm 1995 tới nay đã 16 năm, nên cũng  lúc bị hỏng.

Một số nút đèn đang được nghiên cứu, tạm thời ngắt đi để thay thế một loại đèn mới phù hợp hơn, tác dụng hơn.

“Chẳng hạn, ở nút đó ngày xưa là dùng đèn sợi đốt, tiêu hao điện nhiều, và anh sáng cũng kém hơn, nên giờ chúng tôi đang thay đổi một loạt đèn LED, hiện nay đã đã thay được 91 nút. Trong tương lai sẽ tiếp tục lắp đặt tại các nút khác, để thuận tiện trong quan sát cho người đi đường,” Trung tá Đức chia sẻ.

Theo Trung tâm điều khiển hệ thống đèn tín hiệu, vấn đề về đèn cũng như tất cả các lĩnh vực khác, thuộc về kỹ thuật, nên có lúc hoạt động bình thường, cũng có lúc gặp sự cố. Đặc biệt trong tháng vừa rồi mưa nhiều, gây ra chập cáp, hoặc là ngành điện cắt điện.

Ngoài ra, việc xây dựng và điều hành quản lý bao gồm nhiều đơn vị nên không thể thống nhất 100% về nguyên tắc hoạt động và cơ cấu của đèn khiến việc điều khiển vô cùng khó khăn.

Hệ thông đèn được xây dựng chủ đầu tư là Sở Giao thông vận tải có nhiều loại đèn, nhiều lại tụ (chíp-PV) khác nhau. Nhưng khi điều hành, đèn hoàn toàn phải cùng một tụ mới có thể điều khiển được.

Bên cạnh đó, lòng hè, đường liên tục bị đào lên để thi công đã vô tình "giết chết mạch máu" là những dây cáp điện cung cấp nguồn sống cho hệ thống.

Đưa ra dẫn chứng như tại nút giao thong Ngô Quyền, đơn vị khi thi công, làm đường đã đè hết cả ống cáp bên dưới rồi phủ hẳn lên. Để sửa đèn này thì phải mất nhiều thời gian, phải khảo sát để tìm lại ông cáp đó, xin phép ngành Giao thông đào lên, để nối lại, cái này vượt quá tầm kỹ sư ở trung tâm nên phải thuê chuyên gia ngoài.

“Một số đèn bị vỡ, rơi ra có thể là do các vụ tai nạn giao thông, xe cộ đâm phải gây hư hỏng, nhưng xe bỏ chạy. Có trường hợp vẫn đang điều tra, nên nhiều cột vẫn phải giữ nguyên hiện trường vậy để làm chứng cứ,’ Trung tá Đức cho hay.

Ngoài ra, có nhiều nút đèn do tổ chức lại giao thông, trước kia có đèn ở đó, sau tổ chức lại thì cho dừng hoạt động. 

Hiện, ngành Công an cũng đã có công văn gửi Sở Giao thông vận tải để thu hồi những đèn không cần thiết, tránh gây ra những cái hiểu lầm khác tại những nút đã được tổ chức lại giao thông, dự kiến có 18 đèn đỏ được thu hồi.

Trung tá Đức cho biết thêm: “Theo đề xuất của Uỷ ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm cần thu hồi 12 nút nhưng tới nay chưa thu.

“Trong quá trình vận hành, sử dụng có hư hỏng thì cho khắc phục sửa chữa, nhưng phải dần dần, không nhanh được. Mỗi năm đều có những kế hoạch duy tu thường niên. Năm nay tập trung cho các điểm đèn hoạt động tốt, còn những cái khác phải làm dần, theo từng tuyến” Trung tá Đưc đưa ra biện pháp bảo trì căn bệnh tê liệt của đèn đỏ tại các nút giao thông.

Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải và Công an Hà Nội sẽ tiến hành lắp đặt thêm một số đèn và 20 camera mới tại các nút như Trần Duy Hưng – Phạm Hùng, Hoàng Cầu – La Thanh, Phạm Hùng – Mễ Trì, Sân vận động Hà Đông.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.