| Hotline: 0983.970.780

Hẹn nhau bờ liễu Hồ Gươm nhé!

Thứ Sáu 10/10/2014 , 10:00 (GMT+7)

Gắn bó với Hà Nội ngót nghét 80 năm (từ trước Cách mạng tháng Tám 1945), ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), nhà báo Bùi Hạnh Cẩn là một trong 3 cây bút của Báo Nhân dân được cử tham gia tiếp quản cùng Đại đoàn Quân Tiên phong (F308).

p1070379104318959

Nhà báo Bùi Hạnh Cẩn (ảnh Nguyễn Hồng Cơ)

Có điều ít ai biết rằng, trước đó 5 năm, ông đã có những câu thơ tiên đoán về cuộc trùng phùng này.

Mùa thu năm 1949, nhà thơ Chu Hà - người phụ trách Báo Cứu quốc Thủ đô nhờ nhà văn Sao Mai về Liên khu 3 mang thư của ông gửi nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn đề nghị viết cho mấy vần thơ để đăng số Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và chuyển vào nội thành Hà Nội.

Nhận được thư, Bùi Hạnh Cẩn lúc bấy giờ đang phụ trách nhóm văn nghệ Rạng Đông, đồng thời là Thường trực phân hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đã gửi lên tòa soạn Báo Cứu quốc Thủ đô một bài thơ viết về Trung đoàn Thủ đô mang tên “Các anh là gió mùa thu”.

Bài thơ được in trong tờ Cứu quốc Thủ đô, số đặc biệt, ra ngày 19/8/1949 cùng với các bài: "Tất cả để chiến thắng" (Nguyễn Đình Thi), "Tiếng gọi" (Nguyên Hồng), "Tiến về Hà Nội" (Văn Cao), "Mặt trận dân tộc thống nhất" (Hồng Giao), "Mùa thu" (Trúc Đường), "Đường tháng tám" (Văn Chi), "Ông Khính" (Sao Mai)...

Đến nay, 65 năm đã trôi qua, nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn chỉ nhớ được bốn câu cuối như sau: “Hà Nội lòng đương nắng xé/ Các anh là gió mùa thu/ Hẹn nhau bờ liễu Hồ Gươm nhé/ Khi lộng cờ bay đỏ Tháp Rùa”.

Hồi tưởng lại, tác giả của những vần thơ nay đã ở tuổi gần thế kỷ vẫn khẳng định: “Cho đến bây giờ bài thơ vẫn đẹp. Chúng ta vẫn có thể "Hẹn nhau bờ liễu Hồ Gươm nhé/ Khi lộng cờ bay đỏ Tháp Rùa". Chứ không phải chỉ có chuyện 65 năm trước”.

p1070378104318558

Đầu tháng 10/1954, nhà báo Bùi Hạnh Cẩn đang công tác tại Báo Nhân dân thì được các đồng chí phụ trách báo cử tham gia vào đoàn cán bộ về tiếp quản Hà Nội cùng với nhà báo Thép Mới và nhà văn Nguyễn Tuân.

“Tôi vào trước 6 ngày, và ở làng Mọc. Sáng ngày 10/10, đi theo Đại đoàn Quân Tiên phong từ phía Ngã Tư Sở vào Hồ Gươm. Từ Mọc Quan Nhân đi theo đường Ngã Tư Sở, lên Hàng Đào về Bờ Hồ, dọc đường tôi nhẩm lại câu thơ đã viết từ 5 năm trước: “Hẹn nhau bờ liễu Hồ Gươm nhé/ Khi lộng cờ bay đỏ Tháp Rùa”. Bà con Hà Nội đứng chật hai bên đường phố, nét mặt vô cùng tươi vui, vẫy muôn ngàn bó hoa thắm đẹp chào đón đoàn quân chiến thắng. Bờ liễu Hồ Gươm cũng ngời cờ đỏ sao vàng...”, nhà báo Bùi Hạnh Cẩn nhớ lại.

Ngót nghét 80 năm gắn bó với Hà Nội, từng viết Báo Tri Tân, Báo Đông Pháp, Tiểu thuyết thứ Năm... (trước 1945), đã từng dịch nhiều tác phẩm, trong đó có hai công trình “Thăng Long thi văn tuyển” (tập 1 và 2), 96 tuổi đời - thập thững đến mốc tròn thế kỷ, nhà báo, nhà thơ, nhà thư pháp Bùi Hạnh Cẩn vẫn chưa ngừng nghỉ.

Hưu trong công tác tổ chức nhưng ông vẫn chưa nghỉ trong sáng tạo nghệ thuật. Ngay trong buổi gặp gần nhau nhất, tôi bước vào phòng văn, vẫn thấy ông cặm cụi dịch thơ Nguyễn Du viết về Thăng Long.

Xem thêm
Nhà sản xuất Lý Hải có một điều ước gây bất ngờ

Nhà sản xuất Lý Hải tạo nên cơn sốt mới cho thị trường điện ảnh, khi bộ phim ‘Lật mặt 7: Một điều ước’ đạt doanh thu 200 tỷ đồng sau dịp nghỉ lễ.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

HLV Kim Sang-sik chính thức làm HLV trưởng ĐT Việt Nam

Ngày 3/5/2024, VFF và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng ĐT Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.