| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình cho mãng cầu ta

Thứ Năm 30/08/2018 , 09:13 (GMT+7)

Mãng cầu ta (còn gọi là cây na) có tên khoa học là Annona Reticulata. Là loại cây thích nghi rộng nên mãng cầu ta được nông dân phát triển ở nhiều vùng miền trong cả nước, trong đó tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương tạo lên thương hiệu mãng cầu ta có tiếng.

mng-cu-1150447888
Phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình nâng cao năng suất chất lượng mãng cầu ta Tây Ninh

Quả mãng cầu ta có thành phần dinh dưỡng cao, nhiều đường, canxi, giàu vitamine (trừ vitamine A) nên từ lâu đã được người tiêu dùng chọn như là loại trái cây bổ dưỡng cho sức khỏe, được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, muốn cây mãng cầu ta cho năng suất, chất lượng quả tốt (quả lớn, đều, ngọt và vỏ quả chắc...), ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu của từng vùng miền, rất cần phải bón các loại phân đủ dinh dưỡng gồm đa, trung và vi lượng, đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng, phát triển, hình thành và phát triển quả.

Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mãng cầu ta, có cơ sở khoa học và thực tiễn khuyến cáo vào sản xuất, vụ Đông Xuân 2017 - 2018 Cty cổ phần Phân lân Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh thực hiện mô hình trình diễn áp dụng phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình tại vườn SX của hộ ông Tạ Cao Thắng, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Mô hình sử dụng 20m3 phân chuồng, 1.000kg phân lân nung chảy, 800kg NPK 16.16.8 + TE và 150kg NPK 17.8.8.6 + TE Ninh Bình so với ruộng đối chứng của nông dân đang sử dụng là 18m3 phân chuồng, 500kg Super lân, 100kg DAP, 600kg NPK 20.20.15.TE và 400kg NPK 16-16-8.

Mô hình áp dụng cho vườn mãng cầu ta được trồng vào năm 2013. Kết quả báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh cho thấy, mô hình sử dụng phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình cho kết quả cao hơn khá rõ cả về năng suất và hiệu quả kinh tế so với ruộng đối chứng của nông dân.

Cụ thể: Năng suất mô hình đạt 8.000kg so với vườn đối chứng là 7.800kg, tăng 200kg (tương đương 2,56%), tương ứng với tổng thu là 144.000.000 đồng và 140.400.000 đồng, cao hơn 3.600.000 đồng, lợi nhuận 78.475.000 đồng và 74.200.000 đồng, cao hơn 4.275.000 đồng (tương ứng 5,76%).

Có được kết quả trên theo các nhà quản lý nông nghiệp là do các ưu việt vượt trội của phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình so với các loại phân khác đó là:

Nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình từ các khoáng chất tự nhiên.

Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy bằng phương pháp nhiệt trong quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất.

Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng chính là chất lân (P2O5) từ 15 - 17% cho cây trồng, phân còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra, magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và nâng cao chất lượng quả. Chất Silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo... rất cần thiết cho cây trồng.

Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất đặc biệt trên vùng đất bazan, chua, bạc màu. Bà con sản xuất mãng cầu ta, khuyến cáo sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình rất phù hợp.

Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, đặc biệt mùa mưa các tỉnh Đông Nam Bộ phân không bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân kéo dài...

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.