| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả sử dụng giống lúa của An Phong

Thứ Ba 06/02/2018 , 07:30 (GMT+7)

Những năm gần đây nhiều nông dân ở ĐBSCL rất an tâm khi chọn các loại giống lúa chất lượng cao để canh tác trên đồng ruộng nhà mình.

Để có giống chất lượng cao phục vụ nông dân, Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp đã thành lập Trại Thực nghiệm sản xuất giống cây trồng An Phong, tại huyện Thanh Bình - Đồng Tháp.

Trại chuyên sản xuất cấp nguyên chủng và xác nhận. Hầu hết nông dân mua và sử dụng giống lúa của trại đều đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Văn Thâm ở ấp 3, xã An Phong canh tác 3 ha ruộng đều chọn các loại giống lúa của Trại An Phong để sử dụng. Trước đây, anh Thâm chọn giống lúa VD 20 và hai năm gần đây anh sử dụng giống lúa OM6976 cấp xác nhận.

10-06-41_nh-1-nh-thm-dng-chm-soc-lu
Anh Thâm chăm sóc lúa vụ ĐX

Anh Thâm cho biết: Đây là loại giống lúa kháng bệnh vàng lùn, lùn xoán lá, kháng rầy, ít bị sâu bệnh tấn công; lúa cứng cây, chống chịu được mưa to, gió lớn, ít bị đỗ ngã, bông to, đều… Năng suất bình quân vụ ĐX đạt 8,5 tấn/ha, vụ HT dao động mức 4,5 tấn/ha. Sản phẩm sau thu hoạch rất dễ bán và giá bán cao.

Năm 2017, với 3 ha ruộng sản xuất 2 vụ, gia đình anh Thâm thu hoạch được trên 46 tấn lúa thương phẩm, bán giá từ 4.700 - 4.800đ/kg, thu nhập trên 218 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình anh Thâm còn lãi hơn 75 triệu đồng.

Anh Thâm đang tiếp tục sử dụng giống lúa OM6976 cấp xác nhận của Trại An Phong trên 3 ha ruộng của mình trong vụ ĐX 2017-2018. Trà lúa được 45 ngày tuổi đang làm đòng và phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Anh Thâm bày tỏ: “Dự định vụ Hè Thu 2018, tôi sẽ chuyển sang sử dụng giống lúa siêu nguyên chủng OM 5451 do Trại An Phong cung cấp. Bởi loại giống này có thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ từ 90 - 95 ngày), bộ rễ phát triển mạnh, năng suất có thể đạt tới 9 tấn/ha, chất lượng lúa cao, chi phí đầu tư thấp và bán được giá, tăng thu nhập cho gia đình…”.

Rời cánh đồng 3 ha của nông dân Nguyễn Văn Thâm, chúng tôi đến Trại An Phong khi mặt trời vừa ngả bóng về hướng Tây. Ông Hoàng Văn Tấn, GĐ Trại An Phong phấn khởi cho biết: Trại có 13 cán bộ và nhân viên, quản lý tổng diện tích 8 ha. Trong đó, có 7 ha sản xuất hơn 10 loại giống lúa và 1 ha sản xuất hoa màu các loại. Hơn 10 loại giống lúa nguyên chủng đang được trại hợp tác với Công ty, Câu lạc bộ và HTX sản xuất gồm: OM 7347, OM 5451, OM 9582, OM 576, Zacmine 85, BC 15, TPR 225, IR 13240-108 (Butyl) và 2 loại giống đặc sản DTS 9 và DTS 19 của tỉnh Đồng Tháp (đang được Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao thuộc Sở NN-PTNT Đồng Tháp đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận).

10-06-41_nh-2-gd-tn-dng-xem-lu-giong-ti-tri-thuc-nghiem
Ông Hoàng Văn Tấn, GĐ Trại An Phong kiểm tra lúa

Ông Tấn nhấn mạnh: Vụ ĐX năm nay, trại đang sản xuất ba loại giống lúa siêu nguyên chủng là OM 7347, OM 5451 và IR 13240-108 trên diện tích 5.000m2. Lúa đã được 80 ngày. Dự kiến sẽ cung cấp cho nông dân khoảng 2 tấn lúa giống để canh tác trên 30 ha. Ba loại giống lúa này có đặc tính kháng sâu bệnh, dễ canh tác và rất thích hợp với thời tiết, đất đai ở đồng bằng Nam bộ và vùng Đông Nam Bộ.

Ngoài ra, Trại An Phong đang trình diễn 23 giống lúa của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lúa đang trổ đều. Trong đó, có 2 giống lúa cho sản xuất thử và 2 giống lúa đề nghị cho sản xuất thử. Trình diễn 4 giống ớt và đang chăm sóc trong nhà lưới và sản xuất hơn 6 công bắp ngọt.

 

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.