| Hotline: 0983.970.780

Hinh “giáo sư”

Thứ Năm 24/07/2014 , 10:15 (GMT+7)

Hinh được thầy cô, bạn bè đặt cho biệt danh là “giáo sư” bởi thành tích học tập của em luôn đứng tốp đầu của trường, của huyện, của tỉnh.

Cũng ở Yên Định nhưng bên trường THPT Yên Định 2, có cậu học sinh Nguyễn Văn Hinh (thôn Mĩ Bi, xã Yên Thái). Hinh được thầy cô, bạn bè đặt cho biệt danh là “giáo sư” bởi thành tích học tập của em luôn đứng tốp đầu của trường, của huyện, của tỉnh.

Kỳ thi Đại học vừa qua, Hinh thi vào ngành Y Đa khoa và xuất sắc đạt ngôi thủ khoa khối A, Học viện Quân y với số điểm 29 (Toán 9 điểm; Hóa 10 điểm và Lý 9,75 điểm).

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò có dáng người mảnh khảnh này là bảng thành tích học tập của em. Từ cấp 1 đến cấp 3, năm nào Hinh cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến. Năm học lớp 9, em đạt giải Nhất học sinh giỏi huyện môn Toán và giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Toán; lớp 11 em đạt giải Nhì môn Hóa cấp tỉnh, giải Ba làm Toán trên máy tính cầm tay.

Đặc biệt, năm học cuối cấp, dù phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học nhưng với sự động viên của thầy cô, bạn bè Hinh tiếp tục tham gia thi học sinh giỏi và đạt giải Ba môn Toán cấp tỉnh; giải Nhì làm Toán trên máy tính cầm tay.

Với Hinh bí quyết học tập điều đầu tiên là phải yêu thích môn học, khi yêu thích môn nào thì sẽ có động lực để tìm hiểu sâu hơn về môn đó. “Chương trình môn Toán và môn Lý em học dàn đều ở cả 3 năm nhưng riêng môn Hóa em học dồn để xong chương trình lớp 12 từ năm học lớp 11”, Hinh nói.

Cũng theo Hinh, môi trường học là quan trọng, nhưng nỗ lực bản thân mới là yếu tố quyết định thành tích học tập. Ngoài học trên lớp, ở nhà Hinh còn trao đổi thông tin, thi trực tuyến với các bạn để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. “Nhiều lần gặp câu hỏi khó em nhờ chị gái (đang học năm thứ 4 Học viện Ngân hàng) trợ giúp hoặc lên lớp gặp thầy để tìm câu trả lời”, Hinh chia sẻ.

Ngồi bên cạnh đứa cháu nội của mình, ông Nguyễn Văn Chiểu vui mừng: “Tôi chỉ mong cháu thi đỗ đại học nhưng không ngờ cháu được điểm cao như vậy. Cả nhà tôi ai cũng mừng rơi nước mắt”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm