| Hotline: 0983.970.780

Trên xứ Phù Tang

Hoa anh đào và cuốn lịch trắng của tạo hóa

Thứ Năm 08/05/2014 , 15:00 (GMT+7)

Tuyết là cuốn lịch màu trắng của tạo hóa, nhìn vào những ngấn tuyết người ta sẽ biết được những gì đã xảy ra. Xứ lạnh nên xuân muộn, trời chuyển mùa cây nào cũng nở hoa. Trên đất Nhật chỗ nào cũng dễ dàng bắt gặp cảnh anh đào bung nở tưng bừng.

Gưnma trong tiếng Nhật có nghĩa là một bầy ngựa. Từ trung tâm tỉnh đến đỉnh Alpine càng lên cao cảnh vật càng hoang vắng.

Rải rác bên đường là những tấm biển vẽ hình một chú hươu đang vểnh sừng co chân nhảy hay một chú khỉ đang giơ cả hai tay chào cảnh báo cho cánh tài xế tránh đâm phải những động vật hoang dã.

Tại bến thứ nhất ô tô đã được thay thế bởi xe điện xuyên núi. Phương tiện giao thông này chạy êm đến nỗi không làm sánh một giọt nước trong cái cốc để trên khay. Năm 1959, người Nhật bắt đầu xây đập Kurobe ở lưng chừng núi Alpine.

Thân đập cao 185 m, dài 492 m với sức chứa 200 triệu m3 nước, cung cấp mỗi năm 1 tỉ kwh điện cho miền Trung. Con đập là một tạo vật kỳ vĩ của bàn tay con người với cả triệu tấn bê tông, sắt thép được vận chuyển lên độ cao không tưởng: 1.454 m.

Vào mùa hè những họng nước xả xuống trắng xóa một vùng còn mùa đông tuyết đông đặc đến cả những con sóng cũng bị đóng thành băng hết.

11-09-04_dsc_7056
Mặt hồ đóng băng

Tuyến đường Tateyama- Kurobe- Alpine dài 90 km cực kỳ ngoạn mục bởi đi trên độ cao xấp xỉ 3.000 m, được ví như "mái nhà của Nhật Bản".

Đoàn người tiến lên núi bằng đủ loại phương tiện từ tàu điện, xe kéo rồi đến cáp treo. Nghỉ ăn trưa tại một nhà hàng kính trong suốt giữa bốn bề tuyết phủ một chốc cáp treo lại kéo chúng tôi lên cao, cao mãi. Cả một sa mạc mênh mông tuyết trước mắt.

11-09-04_dsc_7129Tuyết trên đỉnh Alpine

Toàn nước Nhật từ Bắc chí Nam hầu như chỉ có một giá, ít có sự chênh lệch. Cách bán hàng ở đây cũng khác. Nếu vào mà thấy cái gì hay hay, đòi hốt hết, ở Việt Nam người bán hàng sẽ mừng húm, sẽ nhẩm lại trong đầu buổi sáng không biết có phải là mình đã bước chân phải ra đường hay không, nhưng ở Nhật thì: “Xin lỗi, cửa hàng không được phép bán hết mà chỉ bán theo cơ số nhất định”. 

Tại sao lại có sự kỳ quặc như vậy? Người Nhật quan niệm đã là kinh doanh phải lấy tiêu chí phục vụ cho số đông, cho nhiều người mới tốt chứ phục vụ cho một người, mai mốt người đó không đến nữa thì chỉ còn cách để hàng mốc meo trong kho.

Chẳng thấy bờ, chẳng thấy cõi, chẳng thấy đất, chẳng thấy mây, chỉ một màu trắng xóa.

Những tia nắng gặp tuyết tán xạ cũng trắng lốp khiến mắt người cứ phải nheo nheo, nhìn màu gì cũng đều biến thành đen và trắng.

Trước mùa đông, đường lên núi Alpine được cắm hai hàng cọc để cuối mùa dù tuyết phủ trắng vẫn còn có mốc giới cho xe ủi tuyết lên dọn đi.

Thế nhưng có những năm mùa đông khắc nghiệt tuyết rơi dày đến trên 30 m, cọc tiêu mất dấu, xe dọn tuyết trở thành một thứ xe đồ chơi không hơn, không kém.

Tuyết là cuốn lịch màu trắng của tạo hóa, nhìn vào những ngấn tuyết người ta sẽ biết được những gì đã xảy ra. Tuyết xuống hai ngày mà không rơi nữa sẽ biến thành băng.

Nếu có mưa nhỏ tuyết sẽ rắn như đá. Nếu có bão tuyết sẽ xốp tơi. Nếu có gió từ Trung Hoa thổi sang tuyết sẽ có màu vàng như cát mịn…

Tuyết của ngày tháng cũ, của trời đất cũ, của giọng nói, tiếng cười cũ. Có khi nào nhìn lên lớp tuyết vĩnh cửu ngự trị mãi trên đỉnh Alpine người ta thấy được tuyết của một thời lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ như son tung hoành khắp cõi?

Xứ lạnh nên xuân muộn, trời chuyển mùa cây nào cũng nở hoa kể cả đến cỏ dại. Anh đào nở hoa trước khi có lá. Anh đào nở ven đường. Anh đào nở trong công viên. Anh nở đào giữa cánh đồng. Anh đào nở trong các vườn nhà. Anh đào nở ngang lưng chừng triền núi.

Trên đất Nhật chỗ nào cũng dễ dàng bắt gặp cảnh anh đào bung nở tưng bừng như hoa ban miền biên viễn ở ta.

Gió thổi, hoa rơi, sắc trắng, sắc hồng, sắc đỏ. Trên trời hoa, dưới đất cũng hoa, một màu hoa tinh khiết, ngọc ngà đến nỗi bước chân người lữ khách lắm lúc cũng ngập ngừng vì không nỡ làm đau một cánh hoa rơi.

11-09-04_dsc_7165
11-09-04_dsc_7173
Mùa hoa anh đào

Ăn cắp vặt hay vi phạm giao thông liền “được” lên ti vi ở Nhật. Người vi phạm khi lên hình bị nhà đài xóa mờ mặt đi để cho một cơ hội sửa sai, phục hồi danh dự mà trong lòng vẫn vô cùng hối lỗi. 

Đối tượng phạm trọng tội cũng vậy nhưng ngoài xóa mờ mặt sẽ có cái khăn phủ lên trên cái còng tay một cách rất tế nhị. Mỗi tháng ở Nhật có thể thấy vài vụ việc như vậy được đưa tin trên các phương tiện
truyền thông...

Anh đào thoắt nở thoắt tàn, chỉ chừng một tuần lễ đã hết mùa. Loài hoa độc đáo này đại diện cho tinh thần nhạy cảm, yêu sự sống, yêu cái đẹp, từ lúc sống đến khi thác đều mãnh liệt đến tận cùng của những “người lùn”.

Nhật Bản là xứ của những công nghệ tự động, trình độ cao đến mức khó có thể tin được. Xe buýt tự động hạ thấp gầm cho khách bước lên rồi lại nâng cao gầm chạy.

Bỏ tiền xu vào rồi bấm nút, hàng trong một chiếc máy sẽ tự động lạch xạch chạy ra. Vòi giơ tay là nước tự chảy, rút tay là nước tự ngắt, sạch đến mức uống luôn được. Đến cả cái bệ xí từ nhà quê đến thành phố đều trang bị hàng loạt nút bấm với những ký tự, hình vẽ chi chít, tự động sấy, tự động rửa cho các thượng đế ngồi trên.

Cố để ý xem con người giữa xứ sở tự động này có nguy cơ biến thành…robot hay không và tôi thấy: Ngày lễ xung quanh Tokyo có thể tắc đường dài 20-30 km nhưng không hề có cảnh chen lấn, không hề có một tiếng còi xe, tất cả trật tự chờ trong nhẫn nại.

Suốt một tuần ở Nhật tôi không thấy bóng một cảnh sát đứng đường điều khiển giao thông nhưng hễ có sự vụ gì lập tức họ có mặt, nhanh như thể từ dưới đất bất thần chui lên.

Quyền của con người được tôn trọng đến tối đa. Trước cửa nhà anh, hàng rào nhà anh hút thuốc thoải mái nhưng trước cửa, trước hàng rào nhà người khác hút thuốc lập tức ăn hóa đơn phạt ngay. Cảnh sát không được phép đụng vào tài sản của công dân chứ chưa nói đến chạm vào thân thể của họ.

Khi thấy một xe vi phạm giao thông, ví dụ như đỗ sai luật, người ta sẽ phải chụp ảnh hai biển số ở hai đầu xe rồi viết phiếu phạt.

Có những người ngoại quốc sống lâu đã “hóa cáo”, biết tỏng được điều này nên khi không tìm được chỗ đỗ, họ vẫn đỗ bừa bằng cách lật cốp xe hướng lên trời và dựng một cái ghế phía trước xe chắn biển số đầu mũi. Cảnh sát sẽ không dám bỏ cái ghế ra cũng như kéo cốp xe xuống để chụp ảnh biển số vì như thế là vi phạm, là dễ bị ăn trát kiện như chơi. Tức lắm cũng đành hậm hực mà bỏ đi.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.