| Hotline: 0983.970.780

Hòa Bình chi 1,5 tỷ đồng quy hoạch lồng bè thủy sản lòng hồ

Thứ Năm 31/10/2024 , 07:00 (GMT+7)

Hòa Bình dự kiến dành 1,5 tỷ đồng thực hiện điều tra, sắp xếp, quy hoạch 8 vùng nuôi tập trung trên lòng hồ để đảm bảo mục tiêu du lịch gắn với thủy sản.

Hòa Bình dành 1,5 tỷ đồng từ ngân sách để điều tra, sắp xếp, quy hoạch lồng bè thủy sản trên hồ thủy điện. Ảnh: Kiên Trung.

Hòa Bình dành 1,5 tỷ đồng từ ngân sách để điều tra, sắp xếp, quy hoạch lồng bè thủy sản trên hồ thủy điện. Ảnh: Kiên Trung.

Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình vừa xây dựng Kế hoạch Điều tra, lập hồ sơ lồng bè và sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với các điểm du lịch khu vực Hồ Hòa Bình, lộ trình đến năm 2030.

Theo kế hoạch, Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình sẽ thực hiện nhiệm vụ xác định vị trí, bố trí, sắp xếp 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung (với khoảng 10.000 lồng) gắn với du lịch trên hồ thủy điện để đảm bảo mục tiêu tổ chức, sắp xếp hiệu quả; ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và sản xuất để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững;

Gắn phát triển nuôi trồng thủy sản với hoạt động du lịch theo hướng hợp tác để nâng cao giá trị, tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân dựa trên mô hình quản lý, tổ chức, liên kết phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương và các quy định có liên quan.

Ngoài ra, việc sắp xếp vùng nuôi còn đảm bảo nhiệm vụ chủ động phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái; cải thiện cảnh quan thiên nhiên; phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, giao thông đường thủy; an toàn hồ đập.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình Lương Thanh Hải cho biết, đơn vị sẽ tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích để xác định các vị trí sắp xếp lồng, bè nuôi trồng thủy sản tối ưu gắn với các điểm du lịch khu vực Hồ Hòa Bình.

Điều tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình, khảo sát hiện trạng nghề nuôi lồng, bè một cách khoa học về mặt kỹ thuật: Đối tượng, mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, mật độ bố trí lồng, bè; vật liệu làm lồng, bè; lập hồ sơ lồng bè hiện trạng lồng bè (vị trí, tọa độ, số lượng lồng bè, diện tích khu vực của các cơ sở nuôi).

Đánh giá hiện trạng môi trường nước và sức tải môi trường tại 8 vùng dự kiến sắp xếp lồng bè làm căn cứ cho việc sắp xếp, bố trí lồng bè; Đánh giá chất lượng môi trường vùng nuôi (thu thập và phân tích mẫu môi trường tại các vùng nuôi), đánh giá các hoạt động xả thải từ các hoạt động trên bờ, du lịch lòng hồ và hoạt động nuôi trồng thủy sản lồng bè…

Tổng hợp phân tích, tính toán và xây dựng phương án sắp xếp lồng, bè, vị trí đặt bè gắn với các điểm du lịch khu vực Hồ Hòa Bình Xác định tiêu chí sắp xếp lồng bè trên hồ Hòa Bình gắn với các điểm du lịch.

Điểm du lịch Đảo Ngọc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong trên vùng lòng hồ.

Điểm du lịch Đảo Ngọc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong trên vùng lòng hồ.

Trên cơ sở tổng hợp phân tích tài liệu, phân tích hiện trạng nuôi lồng, bè khi chưa sắp xếp, kết quả đo đạc phân tích mẫu, tính toán khả năng sắp xếp, vị trí đặt lồng, bè thành 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch khu vực Hồ Hòa Bình.

Để quản lý các vùng nuôi có hiệu quả, Chi cục Thủy sản thực hiện đánh mã số vùng nuôi, diện tích, tọa độ các góc, độ sâu khu vực vùng nuôi; số lượng ô lồng/lồng, giàn bè trên diện tích vùng nuôi, vật liệu làm lồng bè để đáp ứng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ngoài ra, sẽ định hướng vùng nuôi, công nghệ nuôi, đối tượng thủy sản nuôi; lập hồ sơ từng khu vực vùng lồng bè nuôi tập trung phục vụ cho công tác giao mặt nước, đăng kí nuôi trồng thủy sản lồng bè và quản lý nhà nước; xây dựng sơ đồ khu vực nuôi trồng thủy sản lồng, bè tập trung của 5 huyện/thành phố: thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong và Mai Châu (tỷ lệ 1/25.000); bản vẽ/sơ đồ chi tiết 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè; bản vẽ/sơ đồ thiết kế mẫu lồng, giàn bè nuôi (hệ thống lồng bè, phao neo,...).

Kinh phí cho việc điều tra, sắp xếp, quy hoạch lồng bè… này là 1,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.

Xem thêm
Tương lai nuôi biển bền vững của Việt Nam và Na Uy

Quy hoạch không gian biển, tăng cường năng lực dự báo, cung cấp bảo hiểm biển là các lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác nuôi trồng thủy sản giữa Việt Nam - Na Uy.

Không cho tàu cá rời cảng nếu không trang bị đủ điều kiện an toàn

Bộ NN-PTNT chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên tàu cá, việc thay đổi thuyền viên, người lao động trên các tàu cá theo chuyến biển.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.