Hoa hậu H’Hen Niê và người đẹp biển Ngô Bảo Ngọc tham gia trồng rừng
Thứ Tư 10/08/2022 , 10:53 (GMT+7)
Hoa hậu H’Hen Niê, người đẹp biển Ngô Bảo Ngọc và người dân địa phương trồng những cây cuối cùng mùa trồng rừng 2022, góp phần phủ xanh rừng đặc dụng đầu nguồn Đồng Nai.
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi cùng tham gia chuyến đi trồng cây tại Đồng Nai với đoàn Hoa hậu H’Hen Niê, người đẹp biển Miss Universe Vietnam 2022 Ngô Bảo Ngọc cùng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và người dân địa phương.
Đây là những cây cuối cùng trong số hơn 8.500 cây gỗ lớn do 7 doanh nghiệp và các cá nhân đóng góp trong suốt mùa hè qua.
Cả đoàn chúng tôi cùng người dân địa phương tỉnh Đồng Nai cùng nhau đào đất, trồng những cây cuối cùng trong mùa trồng rừng năm nay. Dù trời lúc nắng, lúc mưa, nhưng tất cả đều rất hào hứng cùng tham gia với mong muốn những cây mới trồng này sẽ góp phần phủ xanh diện tích 17ha rừng đặc dụng đầu nguồn tại Đồng Nai, góp phần đẩy lùi biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước cho hàng chục triệu người dân vùng Đồng Nam Bộ; đồng thời bảo vệ một trong những quần thể voi hoang dã cuối cùng tại Việt Nam. Trong số 11 loài cây được trồng, có nhiều cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam như cẩm lai, giáng hương, gõ mật.
Cùng tham gia nhiều đợt trồng cây, nhưng mỗi lần đi là một lần trải nghiệm đầy thú vị, ý nghĩa với Hoa hậu H’Hen Niê. “Đã có cơ hội trồng cây cùng Gaia nhiều lần, thế nhưng Hen vẫn không khỏi hạnh phúc và xúc động trước những giá trị to lớn rừng và thiên nhiên mang đến.
Trong chuyến trồng rừng Đồng Nai lần này, Hen được tiếp thêm động lực mạnh mẽ để tiếp tục góp sức nhỏ bé của mình cho thiên nhiên. Hen mong rằng, với sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của Gaia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, tình yêu thương của tất cả chúng ta, toàn bộ những bạn cây hôm nay sẽ lớn lên thật mạnh mẽ để những cánh rừng luôn xanh tốt trong tương lai, góp phần đẩy lùi biến đổi khí hậu”, H’Hen Niê bày tỏ.
Ghi số cây và đo chiều cao của cây để ghi nhật ký cây trồng theo dõi về sau.
Lần đầu tiên tham gia trồng rừng với Gaia, Người đẹp biển Ngô Bảo Ngọc xúc động khi cảm nhận được niềm đam mê to lớn mà mọi người dành cho rừng. “Ngọc thấy tự hào vì hôm nay mình đã trồng rừng, đã làm được một việc rất ý nghĩa. Tuy là việc nhỏ thôi, nhưng Ngọc hy vọng, sẽ có thêm nhiều người cùng chung tay trồng rừng. Mỗi người chỉ cần làm một việc nhỏ, thì chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra thay đổi lớn, vì cuộc sống của chính chúng ta”, Bảo Ngọc chia sẻ.
Sau khi trồng cây, Hoa hậu H’Hen Niê, Người đẹp biển Ngô Bảo Ngọc và cả đoàn còn có dịp thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc những giá trị to lớn của rừng thông qua hoạt động trải nghiệm thiên nhiên độc đáo của rừng Chiến khu D lừng lẫy, với cây Kơ Nia cổ thụ khổng lồ hơn 300 tuổi và vô số câu chuyện kỳ thú về rừng.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống chúng ta. Trồng rừng là một giải pháp hiệu quả để đẩy lùi biến đổi khí hậu. Cả thế giới đang nỗ lực trồng rừng.
“Sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê, Người đẹp biển Miss Universe 2022 Ngô Bảo Ngọc, và hơn 1.700 cá nhân trong các chương trình trồng rừng và trải nghiệm thiên nhiên tại Đồng Nai là nguồn động lực to lớn, cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trồng rừng. Mỗi người, dù là nhỏ thôi cũng sẽ mang lại tác động to lớn, góp phần đẩy lùi biến đổi khí hậu, vì một Việt Nam xanh hơn và thịnh vượng hơn”, bà Huyền nói.
Cũng theo bà Huyền, thời gian tới, Gaia sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trồng và phục hồi rừng đầu nguồn trên khắp Việt Nam như Vườn Quốc gia Bến En, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia Bạch Mã... đóng góp trực tiếp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chức năng sinh thái rừng ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 và bảo tồn các loài hoang dã quý hiếm, vì một Việt Nam khỏe hơn, xanh hơn, bền vững hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai cho biết, toàn bộ cây rừng mới trồng sẽ được Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia chăm sóc, giám sát cẩn thận trong vòng 4 năm tới để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, báo cáo giám sát khu rừng sẽ được cập nhật hàng năm và gửi đến các đơn vị tài trợ khu rừng.
“Chúng tôi sẽ nỗ lức hết sức để bảo vệ khu rừng này trong tương lai, nhằm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và hưởng ứng chủ trương của nhà nước trong việc đạt phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050”, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai nói.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai là khu rừng đầu nguồn quan trọng, điều tiết và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng chục triệu người dân tại TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Người dân địa phương cùng tham gia trồng cây. Ảnh: Nguyễn Thủy.
Rừng Đồng Nai còn là nơi sinh sống của một trong những quần thể voi hoang dã cuối cùng tại Việt Nam, với số lượng khoảng 16-21 con, trong tổng số 50-100 con Voi hoang dã cuối cùng tại Việt Nam.
Năm 2010, bảy cá thể voi hoang dã tỉnh Đồng Nai đã bị giết hại. Không kiếm đủ thức ăn trong rừng, voi phải ra khu vực ruộng điều, xoài của người dân kiếm ăn và đã bị đầu độc chết. Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai đã lắp đặt 50km hàng rào điện tử ngăn không cho voi ra khu vực nương rẫy kiếm ăn. Tuy nhiên, người ta vẫn thường xuyên thấy bầy voi ra kiếm ăn ở khu vực gần hàng rào điện tử và tìm cách vượt ra ngoài. Rõ ràng, khôi phục rừng, trả lại nguồn thức ăn dồi dào cho đàn voi và các loài hoang dã mới là giải pháp lâu dài và triệt để, không chỉ bảo vệ voi mà còn bảo vệ nhiều loài hoang dã khác nhau.
Các loại cây gỗ quý, cây đô thị được trồng dọc các tuyến tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã và đường tuần tra biên giới... giúp tạo điểm nhấn cho du lịch Lào Cai.
Một cá thể khỉ đuôi dài thuộc dòng nguy cấp, quý hiếm vừa được người dân tự nguyện bàn giao cho ngành chức năng, nhằm chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã.
THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nghệ An Với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 52%, anh Trịnh Văn Hà, thuộc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của BQLRPH Nghi Lộc được hưởng trợ cấp thương binh.
Hoạt động nằm trong Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh', được tổ chức trong ngày 28/3, với nhiều sự kiện như trồng cây, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày hiện vật...
Bắc Kạn Tại tỉnh Bắc Kạn, trong những ngày gần đây liên tiếp xảy ra cháy rừng sản xuất, rừng đặc dụng, hàng nghìn ha rừng ở địa phương này đối diện nguy cơ cháy cao.
Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.
ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.
SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.
Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.
QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.