| Hotline: 0983.970.780

Hoa Kỳ ngày càng 'cách ly' với cả thế giới

Thứ Bảy 25/04/2020 , 20:04 (GMT+7)

Hoa Kỳ không tham gia vào sáng kiến vacxin toàn cầu của WHO, một dấu hiệu của Donald Trump cho thấy sự cô lập ngày càng tăng trên sân khấu toàn cầu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong hội nghị trực tuyến của WHO. Ảnh: Getty Images.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong hội nghị trực tuyến của WHO. Ảnh: Getty Images.

Một nhóm lâm thời gồm 20 nhà lãnh đạo thế giới và các nhân vật y tế toàn cầu đã tham gia cuộc họp trực tuyến, bao gồm cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và tỷ phú Bill Gates. Nước Anh sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh về phản ứng toàn cầu chống vi rút Corona vào ngày 4/5 nhằm mục đích gây quỹ cho nghiên cứu vacxin, điều trị và xét nghiệm.

Tổng thống Macron nói trong cuộc họp: “Hiện tại chúng tôi sẽ tiếp tục huy động tất cả các nước G7 và G20 để họ hậu thuẫn cho sáng kiến này. Tôi hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể hòa giải, bởi vì cuộc chiến chống lại Covid-19 là lợi ích chung của loài người và không nên có sự phân chia để giành chiến thắng trong trận chiến này”.

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói: “Thế giới đang đối mặt với một mối đe dọa chung mà chỉ có thể đánh bại bằng một cách tiếp cận chung. Kinh nghiệm cho thấy, ngay cả khi có sẵn các công cụ, không phải ai cũng tiếp cận được chúng. Không thể cho phép điều đó xảy ra”.

Theo Seth Berkley, Giám đốc điều hành của liên minh vacxin Gavi, một quan hệ đối tác công-tư dẫn đầu các chiến dịch tiêm chủng ở các nước nghèo, hơn 100 loại vacxin tiềm năng đang được phát triển, bao gồm cả 6 loại đã được thử nghiệm lâm sàng.

Ông Berkley nói rằng điều rất quan trọng là không nên lặp lại kinh nghiệm trong năm 2009, khi vắc-xin H1N1 chỉ tới được các nước đang phát triển cho đến quá muộn.

Phái đoàn Hoa Kỳ tại Geneva xác nhận Hoa Kỳ sẽ không tham gia chính thức, nhưng cho biết họ mong chờ kết quả của cuộc họp của WHO.

Năm cam kết đã được nhất trí qua cuộc họp:

- Cung cấp quyền tiếp cận phương pháp điều trị, công nghệ và vacxin mới trên toàn thế giới.

- Cam kết mức độ hợp tác quốc tế chưa từng có trong nghiên cứu và phối hợp các nỗ lực để khắc phục đại dịch cũng như  giảm lây nhiễm.

- Tiến tới các quyết định tập thể về ứng phó với đại dịch, thừa nhận rằng virus lây lan ở một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia.

- Học hỏi kinh nghiệm và thích ứng với phản ứng toàn cầu.

- Có trách nhiệm với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất và toàn thế giới.

Ngôn ngữ của các cam kết nhấn mạnh tính đa phương tương phản với phản ứng tức thời của nhiều quốc gia khi dịch bùng phát. Thời điểm đó, các quốc gia cấm xuất khẩu thiết bị y tế, đóng cửa biên giới và thậm chí cố gắng ăn cắp thiết bị của nhau. Mức độ hợp tác trong nghiên cứu vacxin cũng đã mang tính chắp vá.

Cuộc họp cũng đồng ý chỉ định hai đặc phái viên mới để lãnh đạo hợp tác toàn cầu về nghiên cứu vacxin và giúp đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng vào bất kỳ loại vacxin thành công nào.

Hai nhân vật nổi tiếng được chỉ định là Ngài Andrew Witty, cựu lãnh đạo người Anh của Tập đoàn dược toàn cầu GSK, cùng với Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala, Chủ tịch của Gavi.

Nước Anh là một trong những quốc gia ủng hộ lớn nhất cho nỗ lực toàn cầu trong việc nghiên cứu vacxin Covid-19, cung cấp 250 triệu bảng cho Liên minh đổi mới phòng chống dịch bệnh (Coalition for Epidemic Preparedness Innovations).

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.