| Hotline: 0983.970.780

Học giỏi được tặng...bò

Thứ Năm 28/04/2011 , 10:41 (GMT+7)

Lớp học nghề vỗ béo bò thịt từ hai giống Braman và Chrolaise của Thái Lan sẽ thưởng cho nông dân giỏi nhất lớp một con bò.

Chuyện nuôi bò xưa nay ai cũng làm được song để hái ra nhiều tiền hơn thì phải học kỹ năng cũng như công nghệ vỗ béo hiện đại. Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đang dạy nông dân học nghề vỗ béo bò thịt từ hai giống Braman và Chrolaise của Thái Lan. Ai học giỏi nhất lớp được nhận phần thưởng là một con bò.

Quà tặng trị giá chục triệu đồng

Ông Lê Đa Sinh, một nông dân ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ khoe thành tích quán quân mà ông đạt được tại lớp học vỗ béo bò thịt dành cho học viên là các nông dân. Với ngôi vị ấy, ông được Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị (gọi tắt Cty TMQT) tặng một con bò Chrolaise, trị giá hơn 10 triệu đồng.

Có lẽ, đây là một trong rất ít chương trình dạy nghề cho nông dân được bà con chú ý nhất. Trước hết bởi tính thực tiễn của nó là bày cho nông dân cách kiếm ra được nhiều tiền hơn trên cùng một thời gian chăm sóc bò. Cái hấp dẫn hơn nữa là phần thưởng cho người học giỏi cũng là “cục tiền” rất lớn. Vậy là, lớp học thứ nhất vừa kết thúc, học viên đăng ký lớp thứ hai đến đông nghẹt. Kết thúc lớp học thứ hai này, nông dân Nguyễn Văn Đường ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, học nhất lớp, được lĩnh phần thưởng một con bò Chrolaise.

Riêng tại huyện Cam Lộ, sau ba tháng Cty TMQT đào tạo được cho huyện 70 nông dân biết cách nuôi bò thịt theo công nghệ mới, bài bản và chất lượng hơn. Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty TMQT cho biết, đã mở được 7 lớp học nghề vỗ béo bò thịt cho 200 nông dân các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông và Hướng Hoá. Trong đó 5 lớp học được hoàn thành và Cty đã tặng 5 con bò cho các học viên xuất sắc.

Sắp đến sẽ có thêm 2 con bò nữa được trao thưởng cho 2 thành viên của hai lớp học chuẩn bị kết thúc. Học viên tham gia chương trình dạy nghề này được học miễn phí hoàn toàn.

Mục tiêu lớn nhất: Giúp bà con làm giàu

Ông Hồ Xuân Hiếu, trăn trở: “Ở nước ta việc phát triển giống bò quá lạc hậu dẫn đến chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế thấp. Muốn tăng thu nhập từ chăn nuôi bò cho nông dân cũng như tiến tới tự túc được thịt bò không còn cách nào khác là phải cải tạo giống bò nội”. Với chiến lược phát triển rõ ràng như vậy, Cty TMQT đã đưa hai giống bò tốt là Braman và Chrolaise của Thái Lan về nuôi thử nghiệm hai năm ở Quảng Trị và cho kết quả cao trên các vùng địa hình đồi núi và đồng bằng.

Theo ông Hiếu, bây giờ là giai đoạn phát triển giống bò này trên diện rộng, mà đối tượng hưởng thụ trước hết là nông dân. “Muốn cải tạo giống bò và tăng thu nhập cho nông dân, trước hết phải dạy họ nghề vỗ béo bò thịt”, ông Hiếu cương quyết.

Khác với cách học lý thuyết tại trường của sinh viên, ở đây giảng viên đứng lớp dạy cho nông dân là cán bộ kỹ thuật chăn nuôi của Cty được đào tạo từ Thái Lan và giảng viên Đại học Nông lâm Huế thực hiện. Nội dung các bài học được tổ chức rất khoa học theo một quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nông dân lên lớp học được cung cấp các kiến thức công nghệ mới về cách vỗ béo bò thịt tại chuồng trại và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho bò.

 Bài học gồm chế biến thức ăn gia súc từ các phụ phẩm như cây bắp, cây sắn. Mùa xuân thức ăn rất nhiều nhưng đến mùa đông lại khan hiếm do vậy nông dân được bày cách ủ chua thức ăn lên men để giành lại cho mùa đông. Ngoài ra, các nông dân còn được dạy cách trồng cỏ, phòng trừ bệnh, cách làm chuồng trại nuôi bò nhốt để thay đổi tập tục nuôi bò thả rông...

Theo ông Hiếu lớp học có thời gian ba tháng vì quy trình nuôi bò vỗ béo phải cần thời gian ít nhất từ 3 đến 4 tháng. Người nuôi bò vỗ béo mỗi ngày cho bò ăn 5 bữa. Đây là thời gian quyết định chất lượng thịt của bò. Vừa nuôi vỗ béo vừa tiêm phòng dịch nên khi đưa bò vào mổ sẽ có được loại thịt sạch. Bò được nuôi như thế nào, ăn những thức ăn gì mình đã biết nên an tâm tung sản phẩm ra thị trường.

Ông Hiếu lãng mạn: “Mục tiêu lớn nhất là tiến tới thay đổi phần lớn số lượng bò vàng tuyền thống ở Quảng Trị để không ngừng giúp nông dân hái ra tiền từ nghề nuôi vỗ béo bò thịt".

Tại các lớp học này, nuôi bò vỗ béo tập trung cho kết quả tăng trọng 1,2 kg/con/ngày. Nuôi theo hộ gia đình tăng 0,8 kg/con/ngày. Điều đặc biệt, nông dân tham gia nuôi bò được Cty hỗ trợ bằng cách cung cấp nguồn bò giống, kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Hai giống bò Braman và Chrolaise mà Cty đưa về cho nông dân có trọng lượng rất lớn, có con nặng gần 1 tấn nên cho thịt nhiều và chất lượng cao hơn bò truyền thống. So với giống bò nội thì cùng một thời gian chăm sóc nhưng nuôi bò Braman và Chrolaise cho lãi gấp nhiều lần. Trung bình một ngày mỗi con bò ăn từ 5 đến 7 kg thức ăn tổng hợp. Công chăm sóc với tiền mua thức ăn tốn 20.000 đồng/ngày. Chỉ cần vỗ béo 3 tháng bò đã tăng trọng được 100 kg hơi, trừ chi phí thức ăn, tiền công chăm sóc nông dân sẽ lãi từ 1,5 đến 2 triệu đồng trên một con bò. Mỗi gia đình nông dân cùng lúc có thể nuôi vỗ béo 4, 5 con bò nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Dựa vào dân để giám sát tàu cá vi phạm

Nhân dân là tai mắt trong việc phát hiện tàu cá vi phạm. Do vậy, cần dựa vào dân, lấy dân làm gốc trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.