| Hotline: 0983.970.780

Hội chứng "lây nhiễm" đồng tính

Thứ Ba 08/11/2011 , 14:05 (GMT+7)

Trong cuộc sống hiện nay, đồng tính dường như đang “lây nhiễm” khá nhanh, là hiện tượng khá phổ biến …

Ảnh minh họa
Khoa học xem đồng tính (cả nam lẫn nữ) là bệnh tâm lý. Những người thật sự bị đồng tính bẩm sinh, chỉ chiếm tỉ lệ 1/10.000. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, đồng tính dường như đang “lây nhiễm” khá nhanh, là hiện tượng khá phổ biến …

Công khai “sở thích”

Nếu trước kia ai lỡ vướng vào “bệnh” này, họ tìm mọi cách để che giấu. Nay, chẳng có gì e ngại nữa, họ công khai cho thiên hạ biết “tôi là người đồng tính”. Thực tế, từ chuyên viên trang điểm, người mẫu nam cho đến cả nhạc sĩ đua nhau “khoe” cái sự đồng tính của mình. H, chuyên viên trang điểm, người thân đều xuất cảnh, H ở lại trong một căn hộ đầy đủ tiện nghi. Ngoài nghề trang điểm, H sống bằng tiền chu cấp hào phóng của gia đình.

Không giấu mình là người đồng tính, H thường tìm cho mình những bạn đồng tính khác có tuổi đời còn rất trẻ. “Em không thích bạn trai lớn tuổi. Trên 25 tuổi là em không… ô-kê” , H thẳng thắn thừa nhận.

Cũng vì thích “trai trẻ”, H phải tìm bạn từ những ký túc xá sinh viên. Những cậu sinh viên trẻ người, non dạ, từ quê ra thành, cuộc sống nhiều khó khăn nên sẵn sàng chấp nhận làm “bạn tình” với H. H thường “nuôi” một anh chàng như thế trong nhà, lo quần áo, ăn ở, thỉnh thoảng cho tí tiền. Khi nào chán, lại kiếm một cậu khác “thế chỗ”.

D, một nhiếp ảnh gia có tuổi của một tờ báo nghệ thuật. Công việc buộc anh thường xuyên tiếp cận với diễn viên, người mẫu. Thấy ai “vừa” mắt, bất kể tuổi tác, D “móc nối” ngay nhưng không “cam kết lâu dài”, chỉ quan hệ ngẫu hứng, “ăn bánh trả tiền” với mục đích chủ yếu là giải quyết sinh lý. Mãi sau này một vài người làm việc chung mới biết D là người đồng tính.

 “Tại mình có tuổi rồi nên chẳng cần thiết phải giấu giếm nữa. Trước đây, mình phải “gồng” dữ lắm nên mọi người ít biết”, D tâm sự. 

Còn T.N lại chỉ thích những người “cùng hệ”. Khi còn thiếu niên, T.N tỏ ra mềm mỏng, thích làm những việc tỉ mỉ như con gái, rồi theo nhóm bạn trong xóm đi hát đám ma, đám cưới. Thế rồi, chẳng biết lúc nào T.N thay đổi vóc dáng, tối tối độn ngực, mặc đồ con gái, son phấn lòe loẹt đi hát hò, múa may.

 Gia đình choáng váng, đánh đập thế nào T.N cũng không bỏ. Rồi T.N thuê nhà sống chung với một gã đồng tính khác và kết cục của “mối tình” ấy là T.N chỉ còn một thân xác héo hon, tàn tạ và chết lặng lẽ bên một vài người thân.

Hệ lụy- Rối như tơ

Dù đã lấy vợ, sinh con nhưng điều đó cũng không khiến K quên được D. Thỉnh thoảng, K lại “đàng hoàng” xin vợ đến thăm D. Vợ K không biết được quan hệ đồng tính giữa chồng mình với D, nên rất vô tư, vui vẻ để K đến với D. K vẫn là một người đàn ông bình thường, vẫn mê phụ nữ, nhưng riêng “khoản ấy” thì chỉ thật sự hài lòng khi ở bên một người đồng tính. 

 T là một cô gái đẹp, có học thức. Quen G được 2 năm, gia đình hai nhà quen biết nhau, nên đôi bên cha mẹ tính chuyện cho họ nên vợ nên chồng. Nhưng trong 2 năm quen G, T cứ thấy có cái gì đó “không hợp với quy luật tình yêu trai gái”. Sắp đến ngày cưới, cơ quan có chuyến nghỉ mát, mọi người bố trí cho cả hai ở chung một phòng. 3 ngày trời, G không hề ngủ chung với cô với lý do để “giữ cho đến ngày cưới”.

Nhưng sau đó, cô để ý thấy G có một bạn trai rất thân thiết, hai người luôn tay trong tay. Thế là T chủ động nói chuyện với G. Sau vài lần chối lem lẻm, cuối cùng G thừa nhận anh bạn kia mới chính là “người yêu thật sự” của G. Tuy nhiên, cả hai quyết định giữ kín mọi chuyện “cứ đám cưới cho đẹp lòng hai gia đình”. Sau đám cưới, T đi tu nghiệp 2 năm tại Pháp và lấy đây làm lý do để họ ly hôn!

Nỗi lo đáng sợ! 

Dù y học khẳng định đồng tính chỉ là bệnh về tâm lý, nhưng tâm lý này lại rất dễ “lây”. Mới đầu tò mò, thử cho biết và thế là…“lây” rồi không bỏ được. “Phải là người có ý chí ghê gớm, may ra mới bỏ được”, K - một người đã có quan hệ với người đồng tính khẳng định.

Một số văn nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu… dễ bị “đồng tính” vì môi trường vốn lãng mạn, phóng khoáng. Có nghệ sĩ hầu như có sẵn trong mình máu hơi “điên, điên”, nên chuyện gì cũng dám làm, dám thử và chịu… “lây”. 

Người đồng tính luôn tìm kiếm bạn tình. Nhưng vốn đồng tính nên họ mau chán, ham mới, thế là phát sinh ra một “đội ngũ” những người đồng tính khác. Chưa nói đến một số ít khác sẵn có mã bề ngoài, thích ăn ngon mặc đẹp, thích được cung phụng nên nhận lời “đi khách” với bất cứ đối tượng nào (cả nam lẫn nữ).

Đồng tính chẳng chừa một ai – đó đã nhận định của các chuyên gia y học. Từ người lao động bình dân, đến trí thức, bác sĩ, kỹ sư, công an, bộ đội. Vấn đề là ý thức của mỗi người để tự chống lây nhiễm. Bản thân người đồng tính không xấu. Đa số họ đều đáng được nhận tình yêu thương, sự chia sẻ nhưng nếu để đồng tính trở thành “mốt” thì đây thật là một nỗi lo đáng sợ!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm