| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Hơn 200 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm trên cả nước

Thứ Năm 16/11/2023 , 09:13 (GMT+7)

Với sự phát triển của kinh tế và thu nhập của người dân, ngày càng có nhiều hệ thống phân phối hiện đại, phát triển theo chuỗi, theo Phó Vụ trưởng Thị trường trong nước.

Bà Lê Việt Nga phát biểu, đánh giá về việc xây dựng và cung ứng thực phẩm an toàn cho người dân.

Bà Lê Việt Nga phát biểu, đánh giá về việc xây dựng và cung ứng thực phẩm an toàn cho người dân.

Sáng 15/11, tại hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn”, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ, tại Việt Nam, thực phẩm chủ yếu được lưu thông, buôn bán qua kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hoá, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm tươi sống.

Thống kê, hiện cả nước có 8.517 chợ, trên 1.167 siêu thị, 254 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi hoạt động theo mô hình chuỗi hiện đại.

Do yếu tố này nên vấn đề về thực phẩm an toàn từng là nỗi trăn trở với các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương. Ngày 21/10/2022, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, nhằm giúp người dân có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với nguồn thực phẩm dinh dưỡng, an toàn.

"Với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân, ngày càng có nhiều hệ thống phân phối hiện đại, phát triển theo chuỗi, có quy mô rộng khắp trên cả nước. Bản thân các hệ thống phân phối truyền thống cũng có sự chuyển mình khi địa phương đẩy mạnh xây dựng thí điểm chợ an toàn thực phẩm", bà Nga chia sẻ.

Tính đến tháng 10/2023, toàn quốc đã có hơn 200 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, Bộ Công Thương đã lồng ghép các nội dung liên quan tới kinh doanh thực phẩm an toàn vào trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, tiêu chí số 7 liên quan đến hạ tầng thương mại, những địa bàn được đánh giá là nông thôn mới nâng cao, phải có những mô hình chợ an toàn thực phẩm. Nội dung này đã được đưa vào Quyết định phê duyệt của Thủ tướng.

Qua đánh giá, công tác phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn ghi nhận 4 kết quả chính. Thứ nhất, có sự đồng thuận, hỗ trợ, phối hợp của các đơn vị, địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối quy mô lớn giúp chương trình có sự liên kết giữa các vùng, miền và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng;

Thứ hai, xu hướng tiêu dùng thực phẩm an toàn, được phân phối bởi các cơ sở kinh doanh có uy tín ngày càng tăng trong cộng đồng, nhất là tại các đô thị, thành phố.

Thứ ba, sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho hoạt động tuyên truyền, truyền thông về an toàn thực phẩm, các chương trình kết nối thực phẩm an toàn, hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ tư, các địa phương, các HTX nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông sản có thế mạnh, có sản lượng lớn, tính mùa vụ cao đã tích cực, chủ động phối hợp, kết nối tiêu thụ nông sản, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến với chuỗi các cửa hàng bán lẻ hiện đại.

Dự báo những tháng cuối năm, nhu cầu thực phẩm an toàn của người dân sẽ tăng cao.

Dự báo những tháng cuối năm, nhu cầu thực phẩm an toàn của người dân sẽ tăng cao.

Thông qua công tác phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn, các cơ quan quản lý đã nhận diện rõ hơn mức độ, nhu cầu sản xuất sạch và tiêu dùng sản phẩm sạch đã trở lên rất cấp thiết; đặc biệt là việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và thông tin cho phép nhận dạng, phân tích, truy xuất nguồn gốc, giám sát các cơ sở sản xuất; công cụ hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết thực phẩm an toàn.

Hội nghị cũng dành nhiều thời lượng về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn qua 2 phiên thảo luận với chủ đề: “Đa dạng kênh phân phối kinh doanh thực phẩm an toàn” và “Vai trò của chính sách phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm trong bối cảnh mới”.

Tiến sĩ Cao Văn Trung, Phó trưởng phòng GIám sát ngộ độc thực phẩm và thông tin truyền thông, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề xuất các bên đẩy mạnh và mở rộng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất chế biến sảm phẩm có thế mạnh ở Việt Nam. Cùng với đó, tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, khuyến khích giết mổ tập trung.

Theo đó, ông Trung khuyến cáo một số điều cần làm ngay như khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về an toàn thực phẩm, xác định được nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để hỗ trợ cho “trúng” cho “đúng”, mang lại hiệu quả cao.

Trước đó, nhằm triển khai các hoạt động nghiệp vụ, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) đã liên tục tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn trong tháng 11/2023 như tập huấn nghiệp vụ “Thống nhất phương pháp kiểm nghiệm trong toàn hệ thống” vào ngày 14/11/2023 tại thành phố Đà Nẵng; tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước cho doanh nghiệp nông nghiệp, hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vào các ngày 13/11/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và ngày 15/11/2023 tại TP. Cần Thơ; tiếp đó là lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, xử lý văn bản hành chính vào các ngày 6 và 17/11/2023 tại thành phố Cần Thơ.

                  Bài viết có sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.